1. Mô tả:
Vừng, tên khoa học là Sesamumindicum DC., còn được gọi là vừng mè, có tên khác như du tử miêu, cự thắng tử, chi ma, hắc chi ma, hồ me…
Vừng là một loại cây nhỏ, thân có rất nhiều lông, cây thảo sống hàng năm, cao khoảng 0,60m. Lá đơn mọc đôi, không có lá kèm, nguyên, có cuống. Hoa trắng hồng mọc đơn độc ở kẽ lá lưỡng tính, không đều có cuống ngắn.
Đài hơi hợp ở gốc, đài 5 thùy có lông mềm. Tràng hình ống có hai môi, môi dưới có 3 thùy môi trên có 2 thùy, có 4 nhị: 2 nhị to, 2 nhị nhỏ 2 lá noãn, đầu nhị có 2 nuốm, bầu có vách giả chia thành 4 ô, mỗi ô chứa một dãy dọc nhiều noãn.
Quả nang dài có lông, 4 ô nở thành 4 mảnh. Nhiều hạt nhỏ dẹt màu vàng hoặc màu nâu đen. Lá mềm chứa nhiều dầu.
Vừng được trồng khắp nơi trong nước, có nơi được trồng theo thời vụ xen kẽ trồng lúa, thu hoạch vào các tháng 7, 8 và 9 trong năm thu lấy toàn cây phơi khô đập sàng lọc lấy hạt.
Có hai chủng vừng hạt vàng có loại quả tròn, vừng đen vỏ hạt đen. Vừng là một loại gieo trồng bằng hạt phơi khô, dễ mọc, cả loại đen vàng đều có tác dụng tốt trong làm thuốc.
2. Tính chất dược lý, thành phần:
Trong Đông y, vừng có vị ngọt, béo tính bình, không độc, vào 4 kinh phế, tì, gan và thận, có tác dụng bổ gan và bổ thận, tăng hồng cầu. Rất tốt trong điều trị táo bón, nhuận gan mật và lợi tiểu.
100mg vừng đen sinh 560 calcori, có thành phần như sau: 7,2g nước, 19g protein, 50g lipid, 18g glucid, 780ng photpho, 620mg kali, 1257mg calci, 347mg manhê, 1,1mg đồng, 11,5mg sắt, 3,1mg mangan, 5mg nicotinamid. Ngoài ra còn có lecithin, phytin, cholin.
100g vừng trắng sinh 587 calori, có thành phần như sau: 7,2g nước, 25g protein, 55g lipid 6,9g glucid, 702mg photpho, 423mg kali, 71mg calci, 220mg manhê, 1mg đồng, 4,3mg sắt, 2,2mg mangan, 6mg nicotinamid.
Mặc dù phân tích hóa học không thấy khác biệt nhiều giữa thành phần của vừng trắng và vừng đen nhưng kinh nghiệm sử dụng chỉ dùng vừng đen với ý nghĩ màu đen đi vào thận nên vừng đen bổ thận.
3. Công dụng của vừng đen:
– Trị táo bón:
Vừng đen bổ thận, sinh tân dịch vừa làm trợ nhuận do bổ âm vừa có chất dầu, chính vì thế trị báo bón cả gốc lẫn ngọn.
Theo kinh nghiệm dân gian, khi bị táo bón có thể dùng bài thuốc tang ma hoàn gồm vừng đen và lá dâu. Có thể luộc lá dâu non rồi chấm với vừng.
Bài thuốc có cả 2 thành phần đều bổ âm sinh tân dịch. Chất dầu của vừng làm phân trơn nhuận, tăng tiết mật, lá dâu làm kích thích nhu động ruột làm phân không đóng tảng.
Tác dụng rất tốt, hiệu quả nhuận tràng êm dịu, không gây đau thắt như các thuốc nhuận tràng kích thích.
– Làm giảm cholesterol máu, phòng chống các bệnh tim mạch:
Vừng còn có chứa 2 loại chất xơ đặc biệt là sesamin và sesamolin thuộc nhóm lignan. Hai chất xơ này đã được chứng minh là có tác dụng làm giảm cholesterol ở người, ngăn ngừa huyết áp cao và kích thích giảm cân.
Hạt vừng còn có chứa phytosterol một loại hợp chất có cấu trúc hóa học tương tự cholesterol với hàm lượng 400 – 413 mg/100 g, nên có khả năng làm giảm cholesterol trong máu.
Hàm lượng magie cao trong hạt vừng cũng giúp làm giảm và ổn định huyết áp, ngăn chặn những cơn đau tim, đột quỵ. Chỉ với 1/4 chén vừng (36g hạt vừng) cung cấp tới 31,6 % nhu cầu magie hằng ngày.
– Tăng tiết mật, ngừa sỏi mật:
Chất Licithin của vừng bổ sung lecithin trong mật, tăng chất lượng mật, giúp nhũ hóa cholesterol nên không tạo sỏi, đồng thời vừng làm tăng tiết mật nên có khả năng đẩy những sỏi nhỏ vào ruột.
– Bổ xương, trị thoái hóa khớp:
100g vừng có 1257mg calci và 3,1mg mangan. Nhưng quan trọng hơn, vừng bổ thận mà thận chủ cốt tủy nên ăn vừng có tác dụng bổ xương.
Bên cạnh đó, vừng có nhiều mangan tham gia cấu trúc enzym super oxyd dismuthase (SOD), một enzym quan trọng trong quá trình oxyd hóa, tham gia tái tạo khung sụn. Protein và lipid của vừng cung cấp nguyên liệu tổng hợp chondroitin cho dịch khớp.
Chính vì thế, dù người ta tiêu thụ vừng ít hơn so với các loại thực phẩm khác nhưng loại hạt này có tác dụng bổ thận bổ xương rõ rệt.