Nếu áp dụng những quy tắc cứng nhắc nhiều khi không đem lại hiệu quả mà chỉ là sự sợ hãi, bất an cho trẻ. Trong thực tế có những bậc bố mẹ nói rằng “trẻ rất ngoan và dễ bảo…” nhưng đằng sau đó là một sự thiếu tự tin và nỗi bất hạnh của trẻ.
Những trẻ hạnh phúc được “khám phá” bởi chính bản thân, được cười đùa, giao tiếp … Nếu trẻ sống trong lo lắng sợ hãi thì sẽ đánh mất lòng tự tin và năng lực của chính bản thân.
Vì vậy khi giáo dục con trẻ nên để trẻ được phát triển toàn diện, được sống và được tôn trọng để rồi được hạnh phúc và mang lại hạnh phúc! Điều quan trọng là muốn trẻ tuân theo “mệnh lệnh” thì cần phải hiểu biết và tôn trọng. Đứa trẻ vâng lời vì sợ trừng phạt, điều này không nằm trong “tôn chỉ” của giáo dục.
Giáo dục trẻ để trẻ sống trong nỗi lo âu sợ hãi, chỉ đem lại nỗi bất hạnh. Giai đoạn đầu của cuộc sống là từ tháng đầu tiên đến năm trẻ 7 tuổi, tất cả những gì xảy ra trong thời kỳ này đều ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Các bậc bố mẹ đều mong muốn con cái nằm trong “khuôn khổ”, nhưng với nhiều trẻ muốn vượt xa giới hạn để được thử nghiệm! Sau những lần như thế trẻ lại bị quở trách, trừng phạt và lúc ấy trẻ có thể phản ứng theo 2 cách khác nhau: một là bướng bỉnh đôi khi như “thách đố”, hai là sống khép mình, im lặng. Sự sợ hãi có thể đánh mất lòng tự tin con trẻ và có thể tạo nên những stress còn lưu giữ trong não bộ đến lúc trưởng thành.
Nếu tôi sợ người thân yêu tôi nhất thì thế giới bên ngoài chỉ là nơi tôi phải luôn “tự vệ, bảo vệ chính bản thân mình”.
Hãy làm theo một số gợi ý sau để giáo dục con trẻ bằng tình thương và sự tôn trọng
-Giáo dục với sự tôn trọng - đây chính là cách mà chúng ta nên làm ở mọi lúc mọi nơi.
- Có lời động viên con trẻ, hãy để cho trẻ được tự do thỏa thích khám phá thế giới bên ngoài một cách “an toàn”, bên cạnh sự động viên của bố mẹ.
- Hãy giáo dục con trẻ bằng tình thương chứ không phải bắt những lời trách móc, dọa dẫm; hãy nên đưa ra những lời giải thích, những lập luận rõ ràng, chặt chẽ nhưng thoải mái.
- Nếu chúng ta giáo dục con trẻ bằng tình thương để chúng vâng lời thì điều quan trọng là phải biết lắng nghe ý kiến của con trẻ.
- Đừng bao giờ bắt con phải hoàn hảo, làm thế nào để giáo dục con trẻ biết những nguyên tắc giáo dục của gia đình và xã hội.
- Để giáo dục có hiệu quả hãy nên có những trò chuyện với trẻ.
- Khi trẻ làm điều gì sai, hãy giải thích cho trẻ để những lần sau làm được tốt hơn.
- Nên nhớ rằng không nên đòi hỏi quá mức, đừng yêu cầu con trẻ hoàn hảo, chịu đựng và im lặng.
- Hãy để con trẻ phát triển theo thiên hướng bẩm sinh để rồi trẻ cảm thấy vững lòng về những gì trẻ đạt được, không có gì sung sướng hơn khi được nhìn trẻ hạnh phúc từng giờ từng ngày!