'Trẻ thực tế ảo': Giải pháp ngăn bùng nổ dân số

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Bùng nổ dân số có thể được kìm hãm trong vòng 50 năm tới nhờ sự phát triển của “trẻ em ảo” được tạo ra từ máy tính.

Chăm sóc “trẻ ảo” không khác gì trẻ thật.
Chăm sóc “trẻ ảo” không khác gì trẻ thật.

Cha mẹ sẽ nhìn thấy và tương tác với “con cái” của họ thông qua kính “thực tế ảo tăng cường” và găng tay xúc giác. Ý tưởng này được đề xuất bởi một trong những nhà phát triển trí tuệ nhân tạo nổi tiếng của Anh.

Ý tưởng đột phá

Ngoài chuyên môn về trí tuệ nhân tạo (AI), nhà khoa học Catriona Campbell còn từng là cố vấn của Chính phủ Anh. Cô cho biết, vào năm 2070, thực tế ảo tăng cường (AR) và găng tay “cảm ứng xúc giác” sẽ giúp trải nghiệm nuôi trẻ “sống động như thật”.

Vào thời điểm đó, 1 trong 5 phụ huynh sẽ quyết định chọn “trẻ kỹ thuật số”, thay vì sinh con thực sự. Ý tưởng này sẽ tạo ra những đứa trẻ thân thiện với môi trường, không làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên nào trên hành tinh. Chúng chỉ tồn tại trong metaverse ảo - một dạng Internet 3D - và lớn lên trong thời gian thực, luôn sống động chỉ với một nút bấm.

Cha mẹ sẽ nhìn và tương tác với “con cái” của họ thông qua kính AR thế hệ kế tiếp và găng tay xúc giác. Các thiết bị này cho phép người dùng trải nghiệm cảm giác tiếp xúc chân thực với các đối tượng ảo hoặc ảnh ba chiều.

Trẻ sẽ không tốn tiền cho ăn, không tốn không gian để ở, vẫn khỏe mạnh, miễn là được lập trình để “sống”. Chúng có thể được tiếp cận thông qua dịch vụ đăng ký dạng Netflix với giá chỉ 25 USD mỗi tháng.

Theo Catriona Campbell, mặc dù khái niệm này có vẻ “không dễ chịu” nhưng nó đại diện cho một giải pháp khả thi, lâu dài nhằm kiểm soát sinh sản nhưng không ngăn cản mọi người có con.

Vào năm 2020, một nghiên cứu về nguyên nhân các cặp vợ chồng không muốn sinh con của YouGov (công ty phân tích dữ liệu và nghiên cứu thị trường dựa trên Internet quốc tế, có trụ sở tại Anh, với các hoạt động ở châu Âu, Bắc Mỹ, Trung Đông và châu Á - Thái Bình Dương) - đã đưa đến kết luận rằng, gần 10% vẫn chưa muốn có con vì lo ngại về dân số quá đông. 10% khác chọn không lập gia đình vì không gánh nổi chi phí nuôi dạy con cái.

Cô Campbell cho biết, “trong vòng 50 năm tới, công nghệ sẽ phát triển đến mức những đứa trẻ trong metaverse không thể phân biệt được với trẻ của thế giới thực. Chúng có thể trở thành một phần của xã hội, được chấp nhận ở hầu hết các quốc gia phát triển.

Điều này sẽ dẫn đến nhân khẩu học kỹ thuật số đầu tiên, mặc dù hơi lạ nhưng trên thực tế, nó có thể là một trong những đột phá công nghệ quan trọng nhất của nhân loại kể từ Thời đại đồ Đồng, do tác động tiềm tàng đối với dân số toàn cầu và sự thay đổi xã hội”.

Chuyên gia công nghệ Catriona Cambell, tác giả của ý tưởng “trẻ em thực tế ảo”.

Chuyên gia công nghệ Catriona Cambell, tác giả của ý tưởng “trẻ em thực tế ảo”.

“Trẻ ảo” trong đời thực

Theo nhà khoa học Catriona Cambell, trên cơ sở nhu cầu thực tế của người tiêu dùng, “trẻ em ảo” sẽ trở nên phổ biến rộng rãi với một khoản phí hằng tháng tương đối nhỏ. Đừng nhầm sự phát triển này, nếu nó thực sự diễn ra, là một công cụ thay đổi trò chơi công nghệ. Nếu được quản lý đúng cách, nó có thể giúp chúng ta giải quyết một số vấn đề cấp bách nhất hiện nay, bao gồm cả nạn nhân mãn.

Với tốc độ phát triển mạnh mẽ của AR và Metaverse, cô Campbell tin rằng việc tạo ra những đứa trẻ ảo cho các cặp đôi, biết nhìn, cảm nhận, phản ứng và cư xử y như thật chỉ còn là vấn đề thời gian.

Bằng kỹ thuật CGI (Computer -Generated Imagery - Công nghệ mô phỏng hình ảnh bằng máy tính) và “Học máy tiên tiến” (Advanced machine learning), những đứa trẻ ảo này sẽ có khuôn mặt và cơ thể giống như thật, đồng thời có thể nhận ra, phản hồi với cha mẹ của chúng qua tính năng theo dõi khuôn mặt và phân tích giọng nói được tích hợp trong tai nghe AR.

Chúng sẽ có khả năng nói, mô phỏng các phản ứng cảm xúc như, tiếng thủ thỉ, tiếng cười khúc khích của một đứa trẻ hoặc tiếng cãi vã của một thiếu niên và sở hữu một dạng trí nhớ kỹ thuật số cùng các khả năng nhận thức khác.

Cha mẹ có thể tương tác với con cái của họ trong các môi trường kỹ thuật số mà họ lựa chọn, chẳng hạn như phòng khách, phòng ngủ, công viên hoặc hồ bơi.

Nhờ có găng tay xúc giác công nghệ cao, giúp tái tạo cảm giác thật khi cầm nắm đồ vật hoặc lướt tay trên bề mặt, cha mẹ có thể ôm ấp trẻ, cho chúng ăn và chơi với chúng bất cứ lúc nào.

Theo Campbell, cha mẹ cũng có thể đặt “tuổi sinh” cho con - từ sơ sinh đến thiếu niên - và chọn để xem chúng lớn lên trong thời gian thực, hay chỉ “kích hoạt” theo lệnh.

Trong khi đó, tính khí và các đặc điểm thể chất của đứa trẻ có thể dựa trên hình ảnh của cha mẹ và các kiểm tra về tính cách để đảm bảo chúng có ngoại hình, hành vi giống như khi được sinh ra về mặt sinh học trong thế giới thực.

“Trẻ kỹ thuật số” sẽ cho mọi người cơ hội “thử” nuôi dạy con cái, trước khi quyết định sinh con thực sự, đồng thời tạo cơ hội cho những người không thể sinh con một cách tự nhiên hoặc không có khả năng nuôi con có được niềm vui làm cha mẹ mà không góp phần vào cuộc khủng hoảng dân số đang gia tăng trên thế giới.

Bà cho biết, trẻ em kỹ thuật số sẽ trở thành hiện thực và thương mại hóa trong vòng 50 năm tới, qua các dịch vụ từ nhiều nhà cung cấp chuyên biệt.

Theo Studyfinds

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thủ môn Quan Văn Chuẩn thận trọng trước trận gặp U23 Iraq.

U23 Việt Nam 'đọc vị' U23 Iraq

GD&TĐ - Trước trận so tài với U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á, thủ môn đội trưởng U23 Việt Nam Quan Văn Chuẩn tỏ ra khá thận trọng.