Thông tin trên được bà Bùi Thị Ngần - Quản lý Trung Tâm Novateen (Hà Nội) cung cấp.
Học sinh thiếu kỹ năng phát triển năng lực tự học
Bà Bùi Thị Ngần cho hay, qua 600 phiếu khảo sát thu được, có 7,34% trẻ có khả năng tự học mức độ cao, trên 17% ở mức độ trung bình, số còn lại đều ngại tự học. “Vấn đề này thật sự đáng báo động vì ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu kiến thức và tác động trực tiếp đến kết quả học tập của các con” – bà Bùi Thị Ngần trăn trở.
Cũng theo bà Ngần, nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng, học sinh còn thiếu những kỹ năng để phát triển năng lực tự học như: kỹ năng xây dựng môi trường học tập.
Đặt vấn đề, internet có ảnh hưởng gì đến khả năng tự học của các con? Bà Ngần cho hay, qua khảo sát, có 64,3% học sinh sử dụng internet trong quá trình học tập; 67,8% thích dùng mạng xã hội hơn các trang báo chí. Các em cũng chỉ ra rằng, việc học tập qua internet hỗ trợ cung cấp các lời giải một cách nhanh chóng.
Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là độ chính xác chưa được đảm bảo, không có hỗ trợ giải đáp… “Điều này tạo ra thực trạng là, học sinh dần trở nên lười suy nghĩ và phụ thuộc vào internet”- bà Bùi Thị Ngần quan ngại.
Một lớp học do Trung Tâm Novateen tổ chức. |
Nhấn mạnh tầm quan trọng của kỹ năng tự học của học sinh, bà Ngần chia sẻ, năng lực này cần được rèn luyện và vun đắp từ khi còn nhỏ; từ đó duy trì, chăm chút cho đến khi các em trưởng thành và tham gia vào hành trình khám phá tri thức, chiếm lĩnh năng lực.
Đối với học sinh, ngoài việc học tập ở trường, các em cần chủ động tự tìm hiểu kiến thức, thông tin mới. Kỹ năng này không chỉ giúp các em tiến bộ trong thành tích học tập ở trường, mà còn nâng cao năng lực ở lĩnh vực khác.
“Thiếu khả năng tự học, học sinh sẽ bị “mài mòn” về tư duy phản biện, mãi thu mình trong vùng an toàn và luôn luôn chờ đợi bố mẹ, thầy, cô giáo thúc đẩy thì mới có thể phát triển. Vấn đề này cũng tương tự như thực trạng “thầy đọc - trò chép”. Điều này chỉ giúp học sinh đáp ứng yêu cầu bài học, không chú tâm phát triển năng lực” – bà Bùi Thị Ngần nhấn mạnh.
Cần sự đồng hành của bố, mẹ
Bố, mẹ phải làm gì để giúp con phát huy năng lực, đồng thời rèn luyện thói quen tự học? Theo cô Đỗ Vân – giáo viên Toán Trường THCS Đức Thắng (Bắc Từ Liêm, Hà Nội), phụ huynh cần là tấm gương sáng giúp cho con có được tư duy tự chủ, tránh lối mòn trong tư duy. Bố mẹ hãy khuyến khích ý tưởng sáng tạo của các con.
“Ngay từ khi còn nhỏ, phụ huynh hãy tập cho con cách tự xây dựng kế hoạch học tập, tìm tòi tài liệu và tự khám phá những kỹ năng khác ngoài sách vở” – cô Vân khuyến nghị.
Ngoài ra, để giúp học sinh vượt qua thói quen dựa dẫm vào công nghệ, phát triển khả năng tự giác học tập, cô Vân tư vấn, cần dựa vào các chương trình đào tạo bài bản, có sự hỗ trợ từ giáo viên. Đặc biệt, với những học sinh đang ở độ tuổi tiểu học và THCS, việc có sự đồng hành của thầy cô là vô cùng cần thiết để định hướng và dạy dỗ cách học cho các em.
Bà Bùi Thị Ngần chia sẻ một số kỹ năng và năng lực tự học cho học sinh, sinh viên. Ảnh: NVCC. |
Theo cô Vân, NovaTeen là chương trình đào tạo giúp học sinh THCS có thể nắm vững được kiến thức Toán - Văn - Anh theo phương pháp đổi mới, cam kết chất lượng.
Giáo viên sẽ theo sát học sinh từng buổi học và sẵn sàng hỗ trợ giải đáp bài tập về nhà, bài tập khó khi học trên trường. Điều này sẽ giúp các em thấy yên tâm và bớt phụ thuộc vào công nghệ, vì sẽ được giáo viên hỗ trợ và giảng dạy chi tiết.
Theo bà Bùi Thị Ngần, NovaTeen và Moon đang hợp tác để triển khai các hoạt động hướng đến “Công bằng hóa giáo dục, giúp học sinh được tiếp cận những chương trình đào tạo chất lượng và hiệu quả”.
“Chỉ khi nào con thích ứng được với phương châm học tập: Tự học, tự chủ là điều cốt yếu. Chỉ khi nào học sinh có thể xây dựng được ý thức tự giác học tập và tìm kiếm tri thức thay vì đợi chờ sự nhắc nhở của bố mẹ hay phụ thuộc vào công nghệ thì những kiến thức ấy mới bền vững và sâu sắc” – bà Ngần nhấn mạnh.