Trẻ bỏ bú nếu mẹ trang điểm quá đậm

GD&TĐ - Cho con bú dù là bản năng của người phụ nữ nhưng vẫn có những lưu ý mà mỗi bà mẹ cần phải biết, đặc biệt là với những bà mẹ trẻ lần đầu tiên chăm sóc trẻ sơ sinh.

Trẻ bỏ bú nếu mẹ trang điểm quá đậm

Lợi ích khi cho trẻ bú sữa mẹ

Sữa mẹ có chứa rất nhiều thành phần kháng thể tự nhiên giúp củng cố hệ miễn dịch của bé để có thể chiến đấu chống lại các mầm mống gây bệnh xâm nhập vào cơ thể của bé. Hơn nữa, sữa mẹ còn rất sạch sẽ, tiện dụng và rất tốt cho hệ tiêu hóa do vậy bé sẽ rất ít khi bị nôn mửa sau khi ăn.

Bên cạnh đó, cho con bú còn giúp giải phóng một số hormone và giúp mẹ có sự gắn kết gần gũi hơn với bé. Những hormone được giải phóng ra trong quá trình cho con bú sẽ giúp thư giãn, làm cho mẹ cảm thấy vai trò của mình thật thiêng liêng. Tất cả những điều này tiếp tục cũng cố và thắt chặt sợi dây gắn kết giữa mẹ và con.

Và một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng cho con bú có thể giúp các bà mẹ giảm được cân khá nhanh, giúp mẹ giảm nguy cơ phát triển bệnh ung thư vú, ung thư buồng trứng và còn được chứng minh giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh loãng xương ở người phụ nữ.

cho-con-bu1

Những lưu ý cần thiết trong giai đoạn cho con bú

Không nên cho con bú nếu người mẹ đang mắc một số bệnh truyền nhiễm ví dụ như lao, AIDS…để tránh lây bệnh cho trẻ.

Cũng không nên cho con bú nếu người mẹ thường xuyên sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc an thần, thuốc chống ung thư…hay uống nhiều rượu.

Mẹ bị cảm cúm phải đeo khẩu trang cho cón bú, không dùng tay để sờ vào miệng, mũi của bé… đề phòng vi trùng lây nhiễm sang con qua đường hô hấp. Mẹ sốt trên 38oC tạm dừng cho con bú, nuôi bộ, nhưng phải vắt sữa kịp thời tránh để sữa vón cục.

Trong thời gian cho con bú, cần phải giữ 2 vú luôn ở trạng thái sạch sẽ và phải đảm bảo độ khô ráo cần thiết.

Không nên vừa xem ti vi vừa cho con bú. Vừa cho con bú vừa trò chuyện với trẻ sẽ tốt cho sự phát triển não của bé, tăng cường tình cảm giữa mẹ và con. Đó cũng là việc làm cần thiết giáo dục trẻ trong thời kì đầu.

Đảm bảo đứa trẻ được cho bú đúng tư thế. Núm vú phải được đưa vào phía trong miệng của trẻ sao cho 2 môi của trẻ chạm vào khu vực quầng vú. Khi bú, đứa trẻ sẽ dùng lưỡi đẩy núm vú lên trên vòm miệng và hút sữa vào phía trong.

Không trang điểm quá đậm. Các nhà nghiên cứu cho biết, khứu giác là cơ quan cảm giác mẫn cảm nhất ở trẻ sơ sinh. Mùi của người mẹ ảnh hưởng không nhỏ tới trẻ. Nếu ngửi thấy mùi sữa mẹ, trẻ rất vui vẻ, hào hứng muốn ăn, có lợi cho sự phát triển của trẻ. Nếu mẹ trang điểm quá đậm, mùi thơm của son phấn, nước hoa… làm trẻ không nhận ra mẹ mình, nảy sinh tâm lí cảnh giác, lo lắng, khóc, khó ngủ, thậm chí “tuyệt thực”. Vì thế cần tẩy trang sạch sẽ trước khi cho bé bú.

Cần cho bú theo nhu cầu của đứa trẻ, không nên bắt trẻ phải bú ép. Đồng thời cũng phải cho trẻ bú đều cả 2 vú.

Trong thời gian cho con bú, một số vấn đề có thể xảy ra như đau núm vú hoặc bị nhiễm khuẩn…Nguyên nhân chủ yếu của những hiện tượng này là do lượng sữa được sản sinh ra quá nhiều. Lượng sữa nhiều còn làm cho vú bị căng, gây khó khăn cho trẻ khi bú.

Để hạn chế ảnh hưởng này, tốt nhất nên dùng tay ép một lượng sữa ra trước rồi cho trẻ bú.

Khi thấy núm vú bị dập nhỏ và cảm thấy đau, tốt nhất nên cho trẻ ngừng bú, rồi bôi dầu hoặc kem dưỡng da để vú được lành nhanh hơn, tránh gây truyền nhiễm cho trẻ.

Một hiện tượng khác rất dễ xảy ra trong quá trình cho con bú đó là hiện tượng tắc sữa. Đó có thể là do người mẹ mặc áo nịt quá chật hay lượng sữa thừa khô lại chặn các lỗ ở núm vú.

Khi gặp phải hiện tượng này có thể áp dụng biện pháp xoa bóp xung quanh khu vực có ông dẫn sữa. Nếu nghiêm trọng thì phải đến bệnh viện khám cẩn thận.

Lúc mẹ tức giận không nên cho con bú, bởi phản ứng sinh lí của người mẹ mạnh mẽ, chất bài tiết ra kể cả sữa sẽ mang độc tố rất có hại cho trẻ.

Theo Giadinhvietnam.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ