Trẻ bị bạo lực lời nói từ mạng xã hội

GD&TĐ - Bạo lực ngôn từ được thể hiện tự do trên mạng xã hội: Công kích tập thể, lập hội nhóm phán xét sự việc khi chưa rõ đúng sai...

Mạng xã hội là nơi nhiều người trẻ bị ảnh hưởng bởi bạo lực ngôn từ. Ảnh minh họa.
Mạng xã hội là nơi nhiều người trẻ bị ảnh hưởng bởi bạo lực ngôn từ. Ảnh minh họa.

>>> Đừng cứa dao vào lòng con trẻ những lời nói 'sát thương'

>>> Bạo lực ngôn từ với trẻ gây ‘sát thương' hơn cả đòn roi

Hậu quả dễ thấy từ bạo lực ngôn từ

Những bình luận, chỉ trích trên mạng xã hội với nhiều người chỉ là nhận xét khách quan, nhưng lại là những suy nghĩ chủ quan của người đánh giá bởi họ không ở vị trí của người tiếp nhận câu nói, không thể hiểu thể trạng, những vấn đề họ gặp phải.

Theo chuyên gia, giới trẻ vốn dĩ là những người còn trong quá trình học hỏi để trưởng thành cho nên còn nhiều thiếu sót. Đặc biệt là thế hệ “Gen Z” ngày càng tự tin hơn, có nhiều cách khác nhau để khẳng định phong cách sống và tìm ra cá tính, chất riêng của mình.

Hơn nữa, người trẻ chưa biết cách để cân bằng các mối quan hệ nên thường cạnh tranh hoặc mâu thuẫn lẫn nhau, dẫn tới mất kiểm soát hành vi, dễ xúc phạm nhau về mặt ngôn từ trên mạng.

Trong khi đó, vốn dĩ mạng xã hội có xu hướng ảo và thường ẩn danh nên nhiều ngôn từ được phát ra một các dễ dàng. Người dùng có những phát ngôn, bình luận “sát thương”, thậm chí là bình phẩm miệt thị, phán xét một ai đó rồi nhanh chóng biến mất sau bàn phím. Công kích tập thể, thành lập các hội nhóm tẩy chay như quan tòa phán xét sự việc khi chưa rõ đúng sai là hiện tượng phổ biến trên các nền tảng mạng xã hội.

Theo cô Phạm Thị Huê (Hiệu trưởng Trường Mầm non Thực hành Hoa Sen), một trong những hậu quả dễ thấy của hành vi sử dụng bạo lực ngôn từ là việc các con sẽ thường xuyên suy nghĩ tiêu cực. Nếu như con càng nghe nhiều những lời quát mắng, lăng mạ trong thời gian dài, chúng có thể điều khiển được suy nghĩ của các con.

Nguy hiểm hơn nữa, nếu trạng thái tiêu cực kéo dài có thể dẫn đến chứng bệnh trầm cảm. Đây là trạng thái bệnh lý rất nguy hiểm về mặt tâm thần nếu như các con mắc phải. Trong khi, thế giới đời sống của rất nhiều trẻ là trên mạng xã hội.

Trong khi việc bạo lực ngôn từ xảy ra hằng ngày, hằng giờ trên các ứng dụng mạng xã hội lại gây hậu quả nguy hại không kém gì bạo lực ở thế giới thật.

Theo cô Huê, đời sống tinh thần là những hoạt động thuộc về nội tâm của mỗi cá nhân, do đó tinh thần cũng chính là thế giới riêng của mỗi người. Và một khi đời sống tinh thần của các con đã bị tổn thương, các em sẽ không có tinh thần để làm được bất cứ việc gì, kể cả đó là sở trường của mình hay là những việc mà các em thích nhất.

Việc gặp những tổn thương tinh thần sẽ khiến cho trẻ luôn cảm thấy mệt mỏi với cuộc sống và khó có thể đưa ra được những quyết định chính xác cho riêng mình.

Việc sử dụng ngôn từ bạo lực sẽ có những ảnh hưởng trực tiếp một cách tiêu cực tới với cảm xúc của các con. Nếu các con thường xuyên phải chịu đựng những lời quát mắng, chì chiết tới từ bố mẹ, bạn bè… chúng sẽ luôn ở trong tình trạng lo lắng quá độ, thậm chí là vui buồn thất thường.

Chưa kể, những điều tệ hại đó lại được rêu rao trên mạng xã hội bày ra cho rất nhiều người thấy khiến chúng càng cảm thấy bị tổn thương hơn bao giờ hết.

Ảnh minh họa ITN.

Ảnh minh họa ITN.

Khi mọi thứ bị bêu xấu ở đám đông

Nguyễn Thu Hà (học sinh lớp 11, Trường THPT Nguyễn Trãi, Hà Nội) cho biết, cùng với sự phát triển không ngừng của kinh tế và công nghệ thông tin thì mạng xã hội đã trở thành thứ quan trọng trong cuộc sống. Chính vì sự tiện lợi cũng như phổ biến của nó mà mọi người đã “tự do ngôn luận” một cách quá đà.

“Em từng cảm giác sợ hãi, thu mình khi bị đưa ra bình luận trên trang mạng xã hội với lời lẽ đổ tội, thiếu văn minh và quy chụp. Sau đó, em phải đóng Facebook vĩnh viễn”.

Nhiều người sẵn sàng mang một vấn đề, một cá nhân lên mạng xã hội để dèm pha, bình phán một cách hết sức tự nhiên khiến cho các đối tượng chịu áp lực về mạng xã hội rất lớn. Đó là những người được tập họp rất nhanh rồi tan biến cũng rất nhanh.

Với những đám đông ảo trên mạng xã hội thì đôi khi chẳng cần lý do, không cần biết bản chất của vấn đề, chỉ cần ghi lại vài dòng, để lại vài trạng thái cảm xúc, thậm chí dùng những câu nói phản cảm, thái độ tiêu cực… rồi biến mất.

Mặc dù có thể những người chia sẻ, những người bình luận về đối tượng đó không hiểu hoặc không biết nhưng vẫn “a dua” theo và đưa ra những ý kiến chủ quan và vô tình gây ra tổn thương, áp lực. Điều đó đang gián tiếp khiến những cá nhân bị chỉ trích rơi vào trạng thái tâm lý: Stress, trầm cảm, ám thị, thậm chí tự tử… ngày càng nhiều hơn khi sức ảnh hưởng của mạng xã hội vô cùng lớn.

Lê Thuý Phương (sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền) chia sẻ, rất nhiều học sinh rơi vào khủng hoảng khi bị bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội. Nhất là khi câu chuyện đều chưa có sự kiểm chứng, đánh giá hay kết luận. Đôi khi chỉ là câu chuyện phiến diện của người đăng lên đã bị đám đông xúm vào để lại những dòng bình luận khiến tâm lý bị tổn thương nặng nề.

“Trong một vài trường hợp, người trẻ thường có xu hướng sử dụng và diễn đạt ngôn ngữ “thoáng”, ngôn ngữ của chính họ. Và khi va chạm với nhóm lớn tuổi hơn thì lối diễn đạt đó có thể bị quy chụp là vô lễ, thiếu tôn trọng và bắt đầu nảy sinh năng lượng tiêu cực, định kiến về nhau.

Trong khi thực tế, khởi đầu nhóm trẻ hoàn toàn không có ý xúc phạm nhóm lớn tuổi. Nếu chú ý, mọi người sẽ thấy câu chuyện này vẫn diễn ra thường ngày trong từng gia đình và mạng xã hội cũng không tránh khỏi. Do đó, bạo lực ngôn từ trên mạng đã xảy ra thường xuyên, thậm chí như một vấn nạn đối với học sinh”, Phương nói.

Theo cô Phạm Thị Huê, bạo lực ngôn từ không dùng âm thanh của giọng nói để diễn tả mà bằng ngôn ngữ mang tính “sát thương” gây ra hệ luỵ lớn với con trẻ. Nhiều em cảm thấy tổn thương tâm lý nặng nề. Do đó, chính cha mẹ, thầy cô và nhà trường, hãy hướng dẫn, chỉ dạy các em cách sử dụng mạng xã hội với những lời lẽ văn minh, hành vi ứng xử tốt đẹp như ở đời sống thật mà chúng ta đang nỗ lực thể hiện.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.