Trao giải cuộc thi 'Bác Hồ với thiếu nhi - Thiếu nhi với Bác Hồ' năm 2024

GD&TĐ - Ngày 18/5, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội), diễn ra lễ tổng kết và trao giải cuộc thi Bác Hồ với thiếu nhi - Thiếu nhi với Bác Hồ năm học 2023-2024.

Ban tổ chức chụp ảnh lưu niệm cùng các thí sinh.
Ban tổ chức chụp ảnh lưu niệm cùng các thí sinh.

Cuộc thi do Báo Thiếu niên tiền phong và Nhi đồng phối hợp với Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên, Bộ GD&ĐT tổ chức. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn gửi tặng lẵng hoa chúc mừng.

Báo cáo tổng kết cuộc thi, đại diện Ban tổ chức cho biết: Cuộc thi “Bác Hồ với thiếu nhi - Thiếu nhi với Bác Hồ” lần thứ tư được tổ chức rộng rãi trên cả nước, dành cho đối tượng các em học sinh cấp Tiểu học và THCS.

Cuộc thi kéo dài từ ngày 15/12/2023 đến hết ngày 15/4/2024, với hai nội dung riêng biệt dành cho cá nhân và tập thể. Đặc biệt, cuộc thi có sự mở rộng hơn trước về hình thức dự thi gồm cả viết, vẽ và video clip để các thí sinh có thể linh hoạt lựa chọn tùy theo năng lực, sở trường của mình.

Nhiều trường đã biến cuộc thi trở thành một phong trào thi đua sôi nổi và thực hiện sơ kết, tổng kết cuộc thi ở cấp trường. Có những trường thuộc miền núi, vùng sâu vùng xa, còn nhiều khó khăn thiếu thốn nhưng cũng rất quan tâm và có nhiều sáng tạo thú vị để tham gia tốt nhất vào cuộc thi này.

Đông đảo học sinh dự lễ tổng kết và trao giải.
Đông đảo học sinh dự lễ tổng kết và trao giải.
Tiết mục văn nghệ chào mừng lễ tổng kết và trao giải của học sinh Trường Tiểu học Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Tiết mục văn nghệ chào mừng lễ tổng kết và trao giải của học sinh Trường Tiểu học Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Em Phạm Thảo Phương, học sinh Trường THCS Trần Phú (TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình) chia sẻ cảm xúc về cuộc thi.

Em Phạm Thảo Phương, học sinh Trường THCS Trần Phú (TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình) chia sẻ cảm xúc về cuộc thi.

Ở phần thi tập thể, Ban tổ chức nhận được 717 video dự thi của 717 trường Tiểu học và THCS thuộc 50 tỉnh thành trên cả nước. Rất nhiều nhà trường đã đầu tư vô cùng nghiêm túc cho tác phẩm dự thi của trường mình, như phần dàn dựng, quay video, lựa chọn trang phục biểu diễn, thu âm, để tạo nên những video hấp dẫn và nổi bật.

Ở hạng mục thi viết, Ban tổ chức đã nhận được bài dự thi của hơn 53.000 thí sinh, trong đó rất nhiều tác phẩm dự thi có chất lượng rất tốt. Không chỉ kể lại những câu chuyện xúc động về tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi, các em còn rút ra được nhiều bài học sâu sắc từ câu chuyện mình vừa kể, đồng thời nêu được rất nhiều những việc làm tốt của mình để kính dâng lên Bác.

Với tấm lòng kính yêu dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, các em thí sinh dành rất nhiều thời gian, tâm huyết và sự sáng tạo để trình bày bài thi một cách ấn tượng nhất. Ngoài những tác phẩm được đóng quyển công phu, dày dặn với nhiều tư liệu sưu tầm quý, còn có cả những tác phẩm được thiết kế dưới dạng biểu trưng rất độc đáo, công phu.

Ở hạng mục thi vẽ tranh, với thể lệ có nội dung mới, hấp dẫn, cuộc thi đã nhận được hơn 85.000 bài dự thi. Mỗi bức tranh dự thi, ngoài chất lượng mỹ thuật, phong cách, chất liệu thể hiện, còn mang trong mình một nội dung, bài học sâu sắc, đó là những câu chuyện kể về tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi hoặc những việc làm ý nghĩa của các em học sinh học tập được từ những câu chuyện về tấm gương của Bác Hồ.

Ban tổ chức trao giấy chứng nhận cho đơn vị đạt giải Nhất tập thể.

Ban tổ chức trao giấy chứng nhận cho đơn vị đạt giải Nhất tập thể.

Ban tổ chức trao giấy chứng nhận cho em Phạm Thảo Phương, học sinh đạt giải Đặc biệt.

Ban tổ chức trao giấy chứng nhận cho em Phạm Thảo Phương, học sinh đạt giải Đặc biệt.

Ban tổ chức trao giấy chứng nhận cho em Nguyễn Trúc Linh, học sinh đạt giải Nhất.

Ban tổ chức trao giấy chứng nhận cho em Nguyễn Trúc Linh, học sinh đạt giải Nhất.

Ở hạng mục thi video, Ban tổ chức đã nhận được bài dự thi của gần 1.300 cá nhân. Nhiều bài thi chất lượng tốt, được đầu tư một cách công phu và kỹ lưỡng. Nhiều bạn đã tìm đến những địa danh lịch sử gắn liền với Bác Hồ để lựa chọn làm bối cảnh cho video dự thi của mình. Chất lượng âm thanh và hình ảnh được chú trọng, tạo ra những bài dự thi cuốn hút và đặc sắc.

Phát biểu tại lễ tổng kết, ông Trần Văn Đạt - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên, Bộ GD&ĐT nhấn mạnh: Ngay lần tổ chức đầu tiên năm 2020, Cuộc thi đã nhận được sự tham gia của đông đảo thiếu nhi cả nước. Qua từng năm cuộc thi đã luôn đổi mới, tạo sự hấp dẫn lôi cuốn đồng thời cũng đòi hỏi các đơn vị cá nhân phải có sự sáng tạo đổi mới.

Cuộc thi là giải pháp để thực hiện chủ trương chính sách của Đảng Nhà nước của Bộ GD&ĐT về giáo dục đạo đức lối sống, lý tưởng cách mạng, khơi dậy khát vọng cống hiến trong thanh niên thiếu niên nhi đồng, đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh.

Tại lễ tổng kết, Ban tổ chức đã trao 16 giải tập thể (gồm 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba, 10 giải Khuyến khích) và 23 giải cá nhân (gồm 1 giải Đặc biệt, 1 giải Nhất, 3 giải Nhì, 3 giải Ba và 15 giải Khuyến khích).

Giải Nhất tập thể thuộc về Trường Tiểu học Xuân An (huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh). Giải Đặc biệt thuộc về em Phạm Thảo Phương, học sinh Trường THCS Trần Phú (TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình), giải Nhất thuộc về em Nguyễn Trúc Linh, học sinh Trường THCS Đội Cung (TP Vinh, tỉnh Nghệ An).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.