Đề thi Ngữ văn vào lớp 10 TP.HCM: Mới mẻ, độc đáo, học sinh được thể hiện mình

Đề thi Ngữ văn vào lớp 10 TP.HCM: Mới mẻ, độc đáo, học sinh được thể hiện mình

Thầy NguyễnPhi Hùng, giáo viên Ngữ văn Trường THPT Anhxtanh (Hà Nội) cho biết: Cảđề thi có một chủ đề xuyên suốt là "lắng nghe".

Các câu hỏi được xây dựng xoay quanh chủ đề này, vừa cho phép kiểmtra kiến thức của học sinh về các tác phẩm văn học, kĩ năng sử dụng tiếng Việt,khả năng diễn đạt, lập luận trong các đoạn văn, bài văn. Đồng thời, từ ý tưởngxuyên suốt toàn bộ đề thi, thí sinh cũng có cái nhìn xâu chuỗi, liên kết các vấnđề của văn học với cuộc sống, các vấn đề của thế giới bên ngoài với những vấn đề,suy ngẫm của bản thân mình.

"Một đề thi hay, sâu sắc và cũng không quá nặng nề với các em họcsinh" – thầy Hùng nhận định.

Đề thi Ngữ văn vào lớp 10 TP.HCM: Mới mẻ, độc đáo, học sinh được thể hiện mình ảnh 1
Đề thi Ngữ văn vào lớp 10 TP.HCM: Mới mẻ, độc đáo, học sinh được thể hiện mình ảnh 2

Cô Đỗ Khánh Phượng, giáo viên tại Hệ thống Giáo dục Hocmaiphân tích đề Ngữ văn thi vào lớp 10 của TP Hồ Chí Minh: Phần Đọc - hiểu đơn giản, dễ ăn điểm, hướng về những vấn đềmang tính cấp thiết, nóng hổi và có tính thời sự cao nhưng quan trọng hơn vẫnhướng con người đến những suy nghĩ tích cực.

Cấutrúc đề có sự khác biệt so với năm ngoái, rõ nét nhất ở câu nghị luận xã hội,không còn là những hình ảnh minh họa như mọi năm mà câu nghị luận xã hội xuấthiện dưới dạng một câu hỏi hướng vào chủ đề của đề thi, đó là lắng nghe. Nhưngchỉ đi về một khía cạnh, lắng nghe là biểu hiện của yêu thương.

Phầnnghị luận văn học mới mẻ bởi đề bài cho đến ba tác phẩm với ba thông điệp:Thông điệp thứ nhất là giá trị sống, thông điệp thứ hai là cảm xúc yêu thươngcho gia đình, thông điệp thứ ba khát vọng cống hiến cho xã hội.

Có2 đề để lựa chọn, tuy nhiên đề 1 học sinh lại được phép lựa chọn 1 trong 3thông điệp nêu trên. Đây là một điểm sáng tạo và mới mẻ bởi tránh được tình trạnghọc sinh học tủ một tác phẩm. Với việc lựa chọn này học sinh có quyền tìm chomình một thông điệp yêu thích, một tác phẩm mình tâm đắc nhất. Đề 2 là mộtđề hướng đến yếu tố lí luận văn học trong đó đề cao đến vai trò tiếp nhận và đồngsáng tạo của người đọc. Bên cạnh đó cũng có những bắt kết giữa văn học với cuộcđời.

"Đềthi gây bất ngờ bởi sự mới mẻ trong cách ra đề cũng như tạo điều kiện cho họcsinh được thể hiện mình" – cô Đỗ Khánh Phượng cho hay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sinh viên cần xem xét kỹ các văn bản thông báo học bổng và lựa chọn trung tâm du học chính thống. Ảnh minh họa: Thùy Linh

Học bổng, trao đổi sinh viên: Thật giả khó lường

GD&TĐ - Hứa hẹn học bổng toàn phần, chương trình trao đổi quốc tế hay thậm chí lệnh bắt giữ đều là những chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi nhắm đến sinh viên, đặc biệt tại các thành phố.

Cuốn sách do nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu biên soạn.

Giai thoại chúa Nguyễn mở đất phương Nam

GD&TĐ - Nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu vừa ra mắt cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” với những thông tin thú vị.