"Bí kíp" chinh phục những câu hỏi Hoá vô cơ thường gặp

GD&TĐ - Thạc sĩ Phạm Lê Thanh, giáo viên Hoá đang giảng dạy tại Quận 7, TP.HCM đã có những lưu ý giúp học sinh làm tốt các câu hỏi liên quan đến phần Hoá vô cơ thường gặp trong đề thi tốt nghiệp THPT những năm vừa qua.

Thạc sĩ Phạm Lê Thanh trong một tiết giảng. Ảnh minh hoạ
Thạc sĩ Phạm Lê Thanh trong một tiết giảng. Ảnh minh hoạ

Trong khi làm bài thi, việc phân bổ thời gian là cực kỳ quan trọng. Tùy thuộc vào mục tiêu đạt số điểm ở các mức khác nhau để có sự tính toán thời gian làm bài hợp lý. Ví dụ ở mức độ 7 – 8 điểm bộ môn Hóa học các em chỉ cần ôn luyện những dạng câu hỏi lý thuyết thuộc chương trình Hóa học 12.

Bí quyết để học nhanh các nội dung này là những dòng chữ màu xanh in đậm trong sách giáo khoa. Sau khi học thuộc các em vận dụng ngay vào việc giải các câu liên quan trong các đề thi thử ở một số trường, đề minh họa của Bộ GD-ĐT hoặc đề thi THPT các năm trước.

 "Bí kíp" chinh phục những câu hỏi Hoá vô cơ thường gặp ảnh 1

Các em lưu ý, kiến thức lý thuyết Hóa học rất đa dạng, theo hướng học để “hiểu” chứ không “học thuộc lòng”. Ở mỗi phản ứng hóa học chỉ cần thay đổi dữ kiện hỏi thì hướng phản ứng và sản phẩm tạo thành sẽ rất khác nhau, đáp án cũng sẽ khác.

Vì vậy các em cần chú ý điều này trong quá trình ôn luyện và làm bài thi phải đọc thật kỹ từng câu, từng chữ. Cách tốt nhất để nhớ linh hoạt kiến thức là luyện tập các câu hỏi đếm số chất, đếm số phát biểu, đếm số phản ứng. Mỗi câu đếm phản ứng, đếm phát biểu như vậy có giá trị ôn luyện tổng hợp kiến thức vô cơ bằng 4 - 5 câu bình thường.

Lấy ví dụ minh hoạ Xem tại đây

 "Bí kíp" chinh phục những câu hỏi Hoá vô cơ thường gặp ảnh 2

Các em nên tập vẽ sơ đồ tư duy hệ thống hóa nội dung kiến thức từng chương, chú trọng chương trình lớp 12.  

Kiến thức Hóa học Vô cơ thì nên xem kỹ phần Đại Cương Kim Loại vì chương này hầu như tóm gọn toàn bộ lý thuyết quan trọng của Hóa học Vô Cơ: Tính chất vật lý, hóa học, Điều chế kim loại, Ứng dụng …

Các em vẽ sơ đồ tư duy hệ thống theo từng nội dung chính rồi từ các nhánh chính này chẻ ra các nội dung quan trọng liên quan đến hợp chất của kim loại Kiềm, Kiềm thổ, Nhôm, Sắt, Crom để có thể dễ dàng hệ thống hóa.

Sau khi nắm chắc phần kiến thức lý thuyết Vô cơ 12, các em dành khoảng 1/3 thời gian ôn luyện để rà soát lại nội dung Vô cơ 11 phần: Sự điện li (chú trọng phản ứng trao đổi ion trong dung dịch), phân bón Hóa học (Qui ước tính độ dinh dưỡng từng loại phân), Cacbon – Silic (Hợp chất của cacbon, ứng dụng, điều chế).

Xử lý bài tập tính toán cơ bản cần có những thủ thuật riêng cho bản chất, dành thời gian ôn lại thật chắc công cụ giải toán Hóa học gồm: Bảo toàn khối lượng, bảo toàn electron, bảo toàn nguyên tố, sơ đồ hợp thức kết hợp công thức kinh nghiệm.

Các công thức kinh nghiệm này rất thường gặp trong các đề thi, chỉ cần 1 dòng bấm máy các em đã có thể chọn ngay kết quả. Các em có thể dùng một quyển sổ tay ghi chú lại để học.  

Phần lấy ví dụ các câu hỏi Xem tại đây 

Các em tập dợt các dạng bài tập này trong các đề thi thử, đề thi minh họa của Bộ GD-ĐT, các đề thi các trường THPT trên cả nước để có thể tăng mức tự tin đồng thời có thể làm thang đo mức độ điểm số mình đang tích lũy. Từ đó có cách thức và lộ trình ôn tập phù hợp cho mỗi cá nhân.

Trong quá trình làm bài thi thử, học sinh cần rèn luyện theo nguyên tắc “nắm chắc – ăn chắc”, làm câu nào chắc chắn ghi điểm câu đó, câu nào chưa chắc chắn nên đánh dấu rồi dành thời gian xem lại, ưu tiên các câu lý thuyết làm trước, khi đã làm tốt các câu hỏi lý thuyết, các em sẽ có tâm lý thoải mái, tự tin để tiếp tục với các câu hỏi tiếp theo.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ