Môn Hoá học (Thi tốt nghiệp THPT): "Bí kíp" ôn tập tốt phần Đại cương Kim loại

GD&TĐ - Thạc sĩ Phạm Lê Thanh, đang giảng dạy môn Hoá học tại Quận 7, TP.HCM chia sẻ những lưu ý giúp học sinh lớp 12 ôn tập tốt kiến thức Đại cương Kim loại cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 sắp tới.

Thạc sĩ Phạm Lê Thanh trong một tiết giảng môn Hoá học. Ảnh minh hoạ NVCC
Thạc sĩ Phạm Lê Thanh trong một tiết giảng môn Hoá học. Ảnh minh hoạ NVCC

Chương trình Hóa học cấp THPT được chia làm hai mảng chính: Vô cơ và Hữu cơ. Đa số kiến thức lý thuyết nền tảng về Hóa học Vô cơ quan trọng với số lượng câu hỏi thường xuyên xuất hiện trong đề thi THPT quốc Gia nằm ở chương số 5, Hóa học 12 – Chủ đề: Đại cươngvề kim loại.

Nhằm củng cố và giúp các em có thể nắm thật chắc, nhớ lâu và nhớ nhanh nội dung kiến thức chương này, thầy sẽ minh họa dưới dạng sơ đồ tư duy (hình ảnh kèm theo phía dưới) để các em biết học – bớt cực nhọc, học Hóa khôn ngoan mà không gian nan.

Môn Hoá học (Thi tốt nghiệp THPT): "Bí kíp" ôn tập tốt phần Đại cương Kim loại ảnh 1

Bên cạnh đó, trong quá trình ôn tập, các em cần nhớ 4 nguyên tắc vàng sau đây:

Thứ nhất, tuyệt đối không xa rời kiến thức Sách giáo khoa Hóa học 12 – chương trình chuẩn, đặc biệt những dòng chữ in màu xanh thể hiện nội dung trọng tâm từng bài, phải học kỹ. Khi một vấn đề nào đó còn tranh cãi thì căn cứ vào sách giáo khoa là tài liệu chính thống để tra cứu và chuẩn xác kiến thức. 

Môn Hoá học (Thi tốt nghiệp THPT): "Bí kíp" ôn tập tốt phần Đại cương Kim loại ảnh 2
Click vào ảnh để xem nội dung

Thứ hai, vẽ sơ đồ tư duy hệ thống ngắn gọn nội dung kiến thức từng chương, chú trọng chương trình lớp 12. Kiến thức Hóa học có đặc thù riêng là mang tính hệ thống và liên tục theo nguyên tắc đồng tâm, trải đều qua cả 3 năm học.

Khi ôn tập kiến thức Hóa học, điều quan trọng là các em phải hệ thống, xâu chuỗi được nội dung mình đang ôn tập với các phần kiến thức có liên quan khác. 

Thạc sĩ Phạm Lê Thanh trong một tiết giảng. Ảnh NVCC
Thạc sĩ Phạm Lê Thanh trong một tiết giảng. Ảnh NVCC

Lý thuyết của Hóa học không cứng nhắc, khi đổi một chất sẽ ra một phản ứng hóa học và một hiện tượng khác hoàn toàn, nên thay vì học tủ, học vẹt các em phải học để hiểu và nắm từ khóa, dấu hiệu quan trọng.

Để làm được điều đó thì có một cách đơn giản là khi gặp bất kỳ câu hỏi nào, bài tập nào, các em hãy cố gắng không chỉ tìm cách giải quyết câu hỏi đó, bài toán đó mà còn tìm cách liên hệ với các kiến thức liên quan đến nó để nhớ, hồi tưởng lại..

Thứ ba, chuẩn bị 1 quyển nhật ký học tập. Luôn tự mình giải quyết các câu hỏi với chủ đề có liên quan, nếu kiến thức nào chưa thuộc, chưa nhớ có thể rà soát lại trong SGK và ghi chú vào quyển sổ tay nhật ký học tập này để tiện tra cứu và ôn luyện về sau.

Thứ tư, giải đề thi thử thường xuyên, tham khảo các đề thi minh họa của Bộ GD-ĐT, đề thi các trường THPT trên cả nước để làm thang đo mức độ điểm số mình đang tích lũy, từ đó có cách thức và lộ trình ôn tập phù hợp cho mỗi cá nhân.

Một số lưu ý khi ôn tập. Đồ họa: An Nhiên
Một số lưu ý khi ôn tập. Đồ họa: An Nhiên

Một số câu hỏi minh hoạ học sinh Xem tại đây 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.