Tranh luận gay gắt con số thiệt hại 119 tỷ đồng

GD&TĐ - Chiều ngày 16/1, đại diện Viện Kiểm sát(VKS) tranh luận với các luật sư bào chữa cho các bị cáo về con số thiệt hại trong vụ án "Cố ý làm trái" và "Tham ô tài sản" xảy ra ở PVN và PVC.

Đại diện Viện kiểm sát tại toà.
Đại diện Viện kiểm sát tại toà.

Về việc định tội đối với bị cáo Trịnh Xuân Thanh, đại diện VKS khẳng định: "Về tư tưởng và quan điểm mới của Bộ luật Hình sự mới, chúng tôi hiểu rõ những quy định cơ bản, và cũng đánh giá trên cơ sở tôn trọng với các chứng cứ, cân nhắc xem xét tài liệu mới có phù hợp với hồ sơ tài liệu không. Những hồ sơ, chứng cứ đủ để khẳng định các bị cáo thực hiện hành vi vi phạm".

Đại diện VKS nhấn mạnh, vụ án này xuất phát điểm và xuyên suốt là việc chỉ định PVC làm tổng thầu. Ngay cáo trạng, hồ sơ và lời khai của các bị cáo cũng cho thấy PVN chỉ định thầu cho PVC là không đúng nghị quyết của HĐTV tập đoàn này. 

Chính PVC và ban điều hành đều thừa nhận thời điểm ký hợp đồng PVC không đủ năng lực theo quy định đối với dự án trọng điểm có nguồn vốn lớn. Các bị cáo phải chịu trách nhiệm về chỉ định thầu.

Về năng lực tài chính và năng lực kinh nghiệm của PVC, đại diện VKS cho rằng chính bản thân lãnh đạo PVC đã thừa nhận chưa đủ năng lực thực hiện dự án.

Về vấn đề thiệt hại, đại diện VKS nói: "Các luật sư ở đây, có những luật sư là chuyên gia, cũng khẳng định có thiệt hại, nhưng không nhiều. Như vậy, do cách tính, do đánh giá, do lập luận về cách thức, phương thức.

Do đó, kết luận giám định đưa ra là đúng, có cơ sở. Thiệt hại này là thiệt hại đã xảy ra chứ không phải là thiệt hại trong tương lai".

Trước đó, trong phiên tòa sáng 16/1, trong phần đối đáp với VKS, luật sư Lê Văn Thiệp (bào chữa cho bị cáo Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT PVC) nói theo tính toán, việc thi công dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 mất khoảng 60 tháng.

Nếu tính từ thời điểm khởi công năm 2013 đến nay thì việc chậm tiến độ là không đáng kể.

Trước việc VKS bảo lưu cách tính thiệt hại khoản tiền hơn 100 tỷ đồng liên quan đến vụ án (trong đó tiền lãi tối thiểu trên số tiền không sử dụng vào mục đích dự án là hơn 51 tỷ đồng), luật sư cho rằng các giám định viên đã không căn cứ theo Luật kế toán cũng như các quy định về tiền gửi.

Ông Thiệp cho rằng thiệt hại là phải làm mất, thất thoát tài sản. "Lần đầu tiên trong lịch sử coi lãi suất là thiệt hại", luật sư nói Thiệp nói.

Vị luật sư cho rằng cách tính này không toàn diện, gây bất lợi cho các bị cáo trong nhóm tội Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Tham vọng đi vào lịch sử

GD&TĐ - Bầu cử Quốc hội ở Ấn Độ luôn là sự kiện không nơi nào trên thế giới có thể sánh được về quy mô và thời gian.