Xét xử ông Đinh La Thăng: Viện kiểm sát đề nghị giảm án cho nhiều bị cáo

GD&TĐ - Chiều ngày 15/1, trước khi bước tiếp vào phần đối đáp với các luật sư, VKS xin HĐXX cho nói thêm một số vấn đề. Cho rằng một số bị cáo tích cực hợp tác, có thành tích trong công tác, công tố viên đề nghị tòa giảm nhẹ hình phạt khi tuyên án.

Xét xử ông Đinh La Thăng: Viện kiểm sát đề nghị giảm án cho nhiều bị cáo

Cụ thể, VKS đánh giá hậu quả các bị cáo gây thiệt hại đến nay vẫn chưa được khắc phục. Việc xem xét hành vi của bị cáo là cần thiết, đảm bảo khách quan, công bằng, đúng pháp luật.

Qua một tuần diễn ra phiên xử, theo công tố viên trong 22 bị cáo có người tham gia vào toàn bộ sai phạm của vụ án, có người chỉ tiếp nhận sự chỉ đạo mà làm sai, có người là đồng phạm...

VKS thấy cần thiết phải bổ sung một số tình tiết giảm nhẹ hình phạt với 6 bị cáo.

VKS ghi nhận bị cáo Bùi Mạnh Hiền, Phạm Tiến Đạt đã "tích cực hợp tác", bị cáo Nguyễn Lý Hải có thành tích xuất sắc. Bị cáo Hiển, Đạt, Lương Văn Hòa, Lê Đình Mậu, Nguyễn Ngọc Quý có thêm nhiều tình tiết mới bên cạnh việc tích cực hợp tác điều tra.

Tuy nhiên, bị cáo Hiển sẽ phải chịu trách nhiệm 2,7 tỷ đồng trong số 13 tỷ đồng mà bị cáo chiếm đoạt.

Từ những phân tích, VKS đề nghị giảm nhẹ hình phạt cho Hiển, Hòa, Mậu và Đạt so với mức VKS đề nghị trước đó, cân nhắc giảm nhẹ cho bị cáo Nguyễn Ngọc Quý (nguyên Phó chủ tịch PVC).

Người đại diện giữ quyền công tố tại phiên tòa xác nhận, đến nay Trịnh Xuân Thanh và Nguyễn Anh Minh đã khắc phục hậu quả. Các vấn đề khác VKS giữ nguyên quan điểm so với luận tội.

Trước đó, hôm 11/1, theo đề nghị của VKS, với nhóm phạm tội Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, bị cáo Phạm Tiến Đạt bị đề nghị mức án 6-7 năm tù; Lê Đình Mậu 7-8 năm tù; Nguyễn Ngọc Quý 8-9 năm tù. Nhóm phạm tội Tham ô tài sản, VKS đề nghị bị cáo Bùi Mạnh Hiển mức án 13-14 năm tù; Nguyễn Lý Hải 30-36 tháng tù treo; Lương Văn Hòa 13-14 năm tù.

Trước đó, trong phiên tòa sáng 15/1, VKS giữ nguyên quan điểm luận tội ông Đinh La Thăng, khẳng định có lợi ích nhóm khi chỉ định thầu trái phép cho PVC.

Đại diện Viện kiểm sát nêu các luận cứ, chứng cứ để chứng minh việc bị cáo bị truy tố như VKSND nêu là có căn cứ, chính xác.

Về vai trò trách nhiệm của người đứng đầu Tập đoàn PVN, theo kiểm sát viên: "Nhà nước giao cho PVN mục tiêu là kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn tại PVN và vốn PVN đầu tư tại các dự án khác. Nhà nước giao cho ông Đinh La Thăng là Chủ tịch HĐTV của PVN.

Toàn bộ tài sản dù là nhỏ nhất của PVN được nhân dân giao phó, ủy thác cho bị cáo Đinh La Thăng để phát huy giá trị, lợi ích. Nhân dân và Nhà nước yêu cầu với các bị cáo phải tuân thủ pháp luật".

VKS giữ nguyên quan điểm luận tội ông Đinh La Thăng, khẳng định có lợi ích nhóm khi chỉ định thầu PVC

VKS giữ nguyên quan điểm luận tội ông Đinh La Thăng, khẳng định có lợi ích nhóm khi chỉ định thầu PVC

 Về hành vi cố ý làm trái, theo kiểm sát viên phân tích: "Trong cáo trạng của VKSND Tối cao đã phân tích rõ nhưng các luật sư đưa ra một số luận cứ cho rằng bị cáo Thăng không có hành vi Cố ý làm trái.

Trên cơ sở tài liệu chứng chứ có trong hồ sơ, một lần nữa tôi khẳng định có căn cứ pháp luật chứng minh hành vi Cố ý làm trái của bị cáo Đinh La Thăng".

Cũng trong phần tranh luận với luật sư bào chữa, đại diện viện kiểm sát  lấy dẫn chứng 7 tài liệu để chứng minh hành vi Cố ý làm trái của bị cáo Đinh La Thăng.

Trong đó, người giữ quyền công tố chủ yếu tập trung vào hành vi chỉ đạo, lựa chọn tổng thầu PVC sai nguyên tắc của bị cáo Đinh La Thăng.

Đại viện Viện kiểm sát cũng lấy ví dụ về lời khai của các bị cáo Vũ Đức Thuận, Vũ Hồng Chương về việc thừa nhận PVC chưa bao giờ làm tổng thầu dự án nhiệt điện nào có quy mô lớn, độ khó, phức tạp như dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2.

Kiểm sát viên khẳng định: "Với các tài liệu, chứng cứ, lời khai của cấp dưới rõ ràng như vậy thì còn phải bàn gì nữa về hành vi cố ý hay không cố ý, làm trái hay không trái của người đứng đầu tập đoàn PVN".

Về việc dù biết hợp đồng 33 sai những vấn cố tình ký, đại diện VKS lấy dẫn chứng nhiều lời khai của bị cáo Phùng Đình Thực, Nguyễn Quốc Khánh để bảo vệ quan điểm luận tội bị cáo Đinh La Thăng.

Vị đại diện VKS cũng khẳng định trước phiên tòa: "Sau khi bị bắt, bị cáo Đinh La Thăng cũng trình bày với Cơ quan An ninh điều tra rằng, do sức ép đảm bảo tiến độ khởi công dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, đã đôn đốc, ép buộc với tất cả các đơn vị trong đó có PVPower".

"Đã quá rõ ràng! Đây là hành vi làm sai, cố ý biết sai nhưng vẫn làm", Kiểm sát viên nói.

Cũng trong buổi sáng nay, VKS tiếp tục đưa ra quan điểm về phần bào chữa của 5 luật sư bảo vệ cựu chủ tịch HĐQT PVC Trịnh Xuân Thanh.

Trước việc luật sư Nguyễn Văn Quynh đề nghị làm rõ hành vi chỉ đạo của bị cáo Thanh trong việc ký hợp đồng 33, VKS đáp rằng các luật sư bào chữa cho các bị cáo khác đã tự làm rõ vấn đề này và đều phù hợp với thực tiễn.

Công tố viên dẫn phần bào chữa của luật sư bảo vệ bị cáo Nguyễn Mạnh Tiến (cựu phó tổng giám đốc PVC) cho thấy "xuyên suốt quy trình ký hợp đồng, sử dụng tiền tạm ứng bao trùm lên tất cả là vai trò của bị cáo Trịnh Xuân Thanh khi đó đang là chủ tịch HĐQT của PVC".

VKS cho hay lời khai của bị cáo Thanh ở cơ quan điều tra thể hiện ông này và nhiều lãnh đạo PVC đều ý thức được việc ký hợp đồng 33 là thiếu căn cứ.

Hợp đồng chỉ vỏn vẹn chừng 10 trang, chưa có hồ sơ đề xuất, kỹ thuật đều chưa có. Việc cam kết hoàn thiện hợp đồng sau khi ký cũng không được thực hiện.

Nhiều lời khai của các bị cáo ở cơ quan điều tra được VKS công bố đều có nội dung "chống lại" ông Trịnh Xuân Thanh.

VKS nhận định, các cán bộ dưới quyền đều nhận tội và khai Trịnh Xuân Thanh cố ý làm trái thế nào, nhưng ông Thanh không thừa nhận.

"Tuy nhiên, việc ông Thanh chối tội không ảnh hưởng tới việc truy tố vì đã có đủ cơ sở" - công tố viên nói.

Lời khai của bị cáo Vũ Đức Thuận cũng thể hiện: "Việc ký hợp đồng 33 là thực hiện theo chỉ đạo của Trịnh Xuân Thanh, lúc đó PVC đang khó khăn về tài chính".

Còn bị cáo Nguyễn Ngọc Quý (nguyên phó chủ tịch HĐQT PVC) khai: "Thời điểm đó, PVC rất cần các khoản vốn, chính vì vậy anh Thanh và anh Thuận nhanh chóng chỉ đạo ký hợp đồng 33 ngay khi chưa đủ căn cứ pháp lý".

Vũ Khánh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hiện trường vụ tổ hợp Litening rơi tại East Yorkshire, miền đông nước Anh.

Tiêm kích Typhoon bị 'mù' sau sự cố

GD&TĐ - Theo The Aviationist, chiến đấu cơ Typhoon của Không quân Anh đã gặp sự cố bất ngờ trong diễn tập khi để rơi tổ hợp chỉ thị mục tiêu Litening.