Ngay cả khi đã trở nên phổ biến, cuộc tranh cãi về độ dài ngắn của váy tennis vẫn diễn ra, chứng tỏ phụ nữ chơi thể thao từ lâu đã bị xem xét kỹ lưỡng về trang phục họ mặc.
Những cải cách ban đầu
Khi Câu lạc bộ toàn nước Anh của Wimbledon tổ chức trận tranh chức vô địch nữ đầu tiên vào năm 1884, hai đối thủ - chị em Maud và Lilian Watson - đã gây chú ý khi mặc bộ trang phục phản ánh thời trang của thời đại: Váy dài, có viền ren và nhiều lớp lót.
Tuy nhiên, những chiếc váy cồng kềnh này không thuận lợi cho người chơi. Để thoát khỏi sự tù túng trong những chiếc váy tennis cồng kềnh, từng vận động viên đã tự mình giải quyết vấn đề. Tay vợt May Sutton đã giúp tạo nên một diện mạo mới, khi cô thi đấu tại Wimbledon năm 1905.
Áo và váy rộng hơn, giúp cô có khả năng vận động nhiều hơn. Tuy nhiên, các quan chức thể thao đã chỉ trích Sutton về trang phục này và yêu cầu cô phải hạ váy xuống mức mà họ cho là có độ dài phù hợp, trước khi cô có thể tiếp tục thi đấu.
Đến những năm 1910, hầu hết phụ nữ trên sân tennis đều mặc váy và áo dài. Ngôi sao quần vợt người Pháp, Suzanne Lenglen, không nằm trong số đó, thậm chí còn dẫn đầu một cuộc cách mạng thời trang trong quần vợt. Cô đã chơi ở giải vô địch nữ năm 1919 tại Wimbledon với bộ trang phục độc đáo gây sốc cho các nhà tổ chức. Váy của cô chỉ dài đến giữa bắp chân.
Nhiều tay vợt đã ưa chuộng những chiếc váy dài đến bắp chân và đầu gối trong thập niên tiếp theo. “Váy ngắn xếp ly là trang phục duy nhất dành cho quần vợt”, vận động viên người Mỹ Helen Wills đã viết trong quyển sách Tennis xuất bản năm 1928.
“Nó có sự đơn giản cổ điển và khi vận động mang lại cảm giác thoải mái nhất cho người chơi, đồng thời làm hài lòng người xem. Từ góc độ nghệ thuật, váy xếp ly sở hữu sự duyên dáng và vẻ đẹp trong thi đấu thể thao”.
Đến những năm 1930, thời trang mới đã xuất hiện với những trang phục táo bạo. Ví dụ, tay vợt người Mỹ, Helen Jacobs thích quần short hơn. Cô giải thích với The New York Times rằng quần short mang lại cho cô “lợi thế to lớn” trên sân, vì “chúng mát hơn, giúp di chuyển nhanh hơn”.
Quần short và quần lửng đã thu hút sự giận dữ của các nhà thiết kế. Ted Tinling - vận động viên quần vợt một thời đã chê bai cái mà ông gọi là “vẻ ngoài nam tính” của thời trang quần vợt nữ trong những năm cuối thập niên ba mươi. Tinling dẫn đầu công cuộc nữ hóa trang phục chơi quần vợt bằng cách thiết kế những chiếc váy và đầm hào nhoáng.
Ông là người đứng đằng sau một trong những bộ trang phục quần vợt gây tranh cãi nhất thập niên 1940. Ngôi sao quần vợt người Mỹ Gussie Moran đã gây chấn động Wimbledon năm 1949 với chiếc váy của cô ấy - hay nói đúng hơn là thứ bên trong nó. Chiếc váy đủ ngắn để người xem có thể nhìn thấy nội y ren của cô.
Vào cuối những năm 1940, chiếc váy tennis điển hình có đường viền cách mặt đất khoảng 1 inch (khoảng 2,5cm) khi quỳ và những bộ đồng phục “nam tính” được thay thế bằng những trang phục ngắn hơn và ôm sát hơn, làm nổi bật hơn là che đường cong của phụ nữ.
![Ngày nay, trang phục quần vợt đã có những cải tiến. vay-choi-tennis-trang-phuc-the-thao-gay-nhieu-tranh-cai-nhat-2.jpg](https://cdn.giaoducthoidai.vn/images/da50d7eb564a918fc80651353f600374612dbc748a5798d5a744a0e240fd5175108f059fa017ba3938f0523695bb12a1dfbf9d505a0da23f172e2f8b0e681f4ac20764b3a3499d86b294d33c91682a3c5ceb5b8ad113ce70b6ee45e559982aea/vay-choi-tennis-trang-phuc-the-thao-gay-nhieu-tranh-cai-nhat-2.jpg)
Phù hợp như thế nào?
Váy tennis ngắn ban đầu nhằm giúp các nữ vận động viên tự do di chuyển hơn, sau đó đã trở thành biểu tượng của một kiểu trang phục nữ tính. Tại Australia mở rộng 2015, một bình luận viên đã yêu cầu tay vợt người Canada, Eugenie Bouchard “xoay tròn” trong chiếc váy màu hồng của cô.
Tuy nhiên, một số nhà phê bình đã chế nhạo váy tennis là phân biệt giới tính và tôn vinh cái nhìn của nam giới. Đường cắt hở hang đôi khi cũng cản trở phụ nữ trên sân, chẳng hạn như một chiếc váy giống nội y mà các tay vợt vào năm 2016 cho biết đã khiến họ phân tâm và cảm thấy quá hở hang.
Đối với những người khác, sự nữ tính của chiếc váy chính là điểm nhấn. “Tôi nghĩ môn thể thao của chúng tôi rất khó khăn, quyết liệt, thiên về thể chất. Phụ nữ có khía cạnh nữ tính, vì vậy thật tuyệt khi có thể thể hiện điều đó qua những bộ trang phục đẹp”, tay vợt người Nga Maria Sharapova nói với Vanity Fair vào năm 2013.
Những chiếc váy tennis bồng bềnh đã trở nên phổ biến trong và ngoài sân đấu. Huyền thoại quần vợt người Mỹ Serena Williams đã nói với Marie Claire hồi đầu năm 2024, “Bạn có thể mặc theo phong cách quần vợt và mặc ở bất cứ đâu… Chúng thực sự là những bộ váy đẹp và thoải mái”.
Theo Hiệp hội Quần vợt Thế giới, ngày nay, phụ nữ không bắt buộc phải mặc váy tennis khi thi đấu mà chỉ cần “trang phục quần vợt phù hợp”. Tuy nhiên, người chơi vẫn phải đấu tranh với sự phù hợp mà họ thể hiện.
Khi cô em nhà Williams thi đấu trong một trận đấu ở Pháp mở rộng 2018, cô đã mặc một bộ đồ bó sát da để ngăn ngừa cục máu đông sau sinh. Lúc đó, Chủ tịch Liên đoàn Quần vợt Pháp, Bernard Giudicelli, đã chế giễu bộ trang phục này và cam kết liên đoàn sẽ cấm mặc áo liền quần khi thi đấu.
Vị trí của váy tennis trong thể thao và thời trang có thể được đảm bảo. Tuy nhiên, hơn một thế kỷ kể từ khi váy tennis lần đầu tiên trở thành chủ đề bàn cãi, có vẻ như các cuộc tranh luận về việc phụ nữ mặc gì trên sân vẫn chưa chấm dứt.
Năm 1992, Bélgica thành lập Quỹ Chị em Mirabal và năm 1994 thì mở Bảo tàng Chị em Mirabal ở quê nhà. Năm 2009, bà xuất bản cuốn sách “Vivas en su Jardín” kể về chiến tích chống chế độ độc tài của chị em mình. Dự kiến, cuốn sách này được chuyển ngữ sang tiếng Anh và xuất bản vào đầu năm 2025.