Bạn cần trao đổi với trẻ một cách dễ hiểu, phù hợp với lứa tuổi nhưng đủ để trẻ hiểu được mối nguy hiểm tiềm ẩn. Dưới đây là điều bạn cần dạy trẻ về kỹ năng nhận biết và đối phó trong hoàn cảnh này.
1. Tạo ra tình huống giả định
Một trong những cách thực sự hiệu quả để dạy trẻ nhận biết những mối nguy hiểm từ người lạ là tạo ra những tình huống giả định. Bạn hãy đóng vai người lạ và hỏi liệu trẻ có muốn rời khỏi nhà đi chơi hoặc một người nào đó nói những điều khiến trẻ cảm thấy không thoải mái.
Đó là cách giúp trẻ nhận biết những tình huống nguy hiểm và báo lại cho bạn ngay lập tức.
2. Chỉ ra những nơi an toàn và những người đáng tin cậy
Một điều rất quan trọng là giúp trẻ biết được nơi nào chúng có thể tới và người nào chúng có thể nói chuyện, trong tình huống trẻ cảm thấy bất an khi bố mẹ không có mặt.
Bạn hãy chỉ cho con đâu là đồn cảnh sát, trung tâm mua sắm đông đúc, cảnh sát, giáo viên… Bạn cũng cần giải thích rằng trẻ có thể tìm đến những người này để tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp nguy hiểm.
3. Lặp lại những lời nhắc nhở
Trẻ thường dễ quên, vì vậy, lặp lại những lời nhắc nhở với trẻ là điều rất quan trọng. Bạn hãy nhắc trẻ lặp lại đến khi nhớ số điện thoại của bạn, số điện thoại khi khẩn cấp.
Lặp lại những tình huống giả định bằng cách đóng kịch với trẻ hay đâu là nơi an toàn và người đáng tin cậy. Điều này sẽ giúp trẻ luôn nhớ những điều quan trọng và biết phải làm gì trong trường hợp nguy hiểm.
4. Dạy trẻ nhận biết về thân thể của mình
Dạy trẻ hiểu về cơ thể của chính mình cũng là điều quan trọng không kém. Nếu trẻ biết những bộ phận nào trên cơ thể không nên bị đụng chạm bởi người lạ, chúng sẽ dễ dàng biết khi nào cần phải thông báo với bạn về những điều nguy hiểm.
Hãy giải thích có những bộ phận trên cơ thể trẻ không ai khác có thể đụng chạm và bất cứ chỗ nào mà chúng cảm thấy không thoải mái.
5. Dạy trẻ về bản năng tự nhiên
Trực giác của trẻ thậm chí còn mạnh mẽ hơn người lớn, vì vậy, bạn có thể dạy trẻ dùng trực giác của mình để nhận biết nguy hiểm xung quanh. Trẻ cần hiểu rằng không có gì là sai khi yêu cầu được giúp đỡ và nếu bất cứ khi nào trẻ cảm thấy không vui hoặc không an toàn, chúng nên thông báo cho bạn càng sớm càng tốt.
6. Thét lên khi cần giúp đỡ
Hãy nói với trẻ rằng chúng có thể la hét hoặc thét lên khi cần thiết. Nếu có người lạ dắt trẻ đi, chúng cần biết mình phải làm gì trong trường hợp này. Vì vậy, tốt nhất bạn nên dạy trẻ thét to những câu như “Cháu không biết cô/ chú”, la hét, phản ứng mạnh mẽ để gây sự chú ý của những người xung quanh. Những người xung quanh sẽ nhận thấy sự khác thường và can thiệp.
7. Mật khẩu
Bạn cũng có thể thỏa thuận với trẻ những mật khẩu chỉ riêng hai người biết. Khi ai đó tới đón trẻ mà không phải bạn, hãy nói với họ biết mật khẩu để họ nói lại với trẻ. Lúc đó trẻ sẽ biết đây là người có thể tin tưởng được. Nếu người nào không biết mật khẩu, dặn trẻ không nên đi đâu với họ.