Trăn trở bảo tồn di tích Cổ Loa

GD&TĐ - Ngày 7/7, tại trụ sở của Tạp chí Tia sáng (Hà Nội) diễn ra tọa đàm “Cổ Loa: Từ giá trị cốt lõi đến bảo tồn và phát triển” với sự tham gia của đại diện Cục Di sản Văn hóa, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội, Ban Quản lý di tích Cổ Loa và nhiều nhà nghiên cứu khoa học, văn hóa và lịch sử.

Toàn cảnh Tọa đàm "Cổ Loa: Từ giá trị cốt lõi đến bảo tồn và phát triển"
Toàn cảnh Tọa đàm "Cổ Loa: Từ giá trị cốt lõi đến bảo tồn và phát triển"

Tham dự cuộc tọa đàm, PGS.TS Nguyễn Văn Huy và các nhà khoa học như GS.TS Lâm Mỹ Dung (trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn), PGS.TS Lại Văn Tới (Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh thành)... đã sôi nổi thảo luận nhiều nội dung liên quan đến việc bảo tồn giá trị di sản văn hóa, những trăn trở trước thực trạng quản lý di tích Cổ Loa.

Mặc dù thành phố Hà Nội đã có rất nhiều nỗ lực, cố gắng trong bảo tồn, tuy nhiên, thực trạng di tích Cổ Loa vẫn đang bị xâm hại.  Những thiếu hụt trong nhận thức của công chúng và cả những bất cập trong tư duy quản lý và hoạch định khiến cho Cổ Loa chưa xứng tầm một di sản văn hóa độc đáo hàng nghìn năm tuổi.

Để giữ cho được di sản Cổ Loa và xa hơn nữa là phát huy giá trị của di sản này tất cả có lẽ phải bắt đầu từ sự đổi mới tư duy, nhận thức và sự phối hợp của cộng đồng, chính quyền địa phương, cơ quan quản lý, và doanh nghiệp trong việc biến những tiềm năng của di sản trở thành tiềm lực kinh tế.

Khu di tích Cổ Loa nằm trên địa phần xã Cổ Loa, huyện Đông Anh (Hà Nội), trước đây là kinh đô của nhà nước Âu Lạc, đến nay đã 2.300 năm tuổi, được công nhận Di tích quốc gia năm 1962 và Di tích quốc gia đặc biệt năm 2012.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.