Tràn lan quảng cáo thực phẩm chức năng trên mạng

GD&TĐ - Thời gian gần đây, rất nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng (TPCN) của các công ty trong và ngoài nước quảng cáo tràn lan trên mạng xã hội, trang thông tin điện tử, thậm chí là báo mạng.  

Tràn lan quảng cáo thực phẩm chức năng trên mạng

Chưa bao giờ thị trường TPCN lại nhộn nhịp như thế này. Các loại TPCN thu hút người tiêu dùng nhất là giúp gan, phổi, thận, tim khỏe, giảm tác hại từ bia, rượu và thuốc lá. Đặc biệt những sản phẩm làm đẹp như trắng da, giảm cân, tăng cân, chống rụng tóc... được chị em phụ nữ (thậm chí cả đàn ông) rỉ tai nhau đi mua về dùng.

Hiệu quả và tác hại không biết ra sao nhưng nhờ có truyền thông mà TPCN của các công ty ăn nên làm ra. Họ thuê cả một đội ngũ chuyên dạo trên các diễn đàn mạng để post bài viết, thậm chí bình luận tích cực về sản phẩm đó để đánh vào tâm lý thích làm đẹp của các chị em phụ nữ.

Dễ nhận thấy nhất là ở trang trình duyệt web Cốc Cốc. Chỉ cần mở trang này ra là quảng cáo ngập tràn (trong đó có quảng cáo TPCN) nằm ngay trung tâm màn hình ở dạng bài viết, clip hoặc hình thức Pop-up (xuất hiện đoạn clip ở góc phải, hoặc góc trái bên dưới màn hình).

Điều đáng nói hơn là các công ty thuê bác sĩ, dược sĩ - những người làm công tác về y tế để PR cho sản phẩm. Tất nhiên điều đó sẽ có sức thuyết phục hơn vì người tiêu dùng tin tưởng vào y, bác sĩ (bởi họ am tường về y dược). Nhưng câu hỏi đặt ra, những TPCN mà các y, bác sĩ làm đại sứ thương hiệu liệu có thực sự tốt như họ đã ra rả trên đoạn clip, phỏng vấn trong bài viết?

Với tình trạng loạn quảng cáo TPCN như hiện nay, người tiêu dùng nên cân nhắc khi mua sử dụng. Đừng quá tin vào những chiêu trò quảng cáo t

rên mạng mà hãy tìm rõ ngọn nguồn trước khi quyết định mua. Có thể nhờ bác sĩ uy tín tư vấn giúp. Giá TPCN không hề rẻ và chân lý từ bao đời nay rằng những gì không thuộc về tự nhiên đều không bao giờ tốt hoàn toàn như quảng cáo phô trương, thổi phồng (có thể kéo theo những tác dụng phụ sau này).

Riêng về y, bác sĩ làm đại sứ cho các thương hiệu TPCN, hãy nên xem xét kỹ về TPCN đó trước khi quyết định ký vào hợp đồng. Đừng vì vật chất mà đánh mất hình tượng “thiên thần áo trắng”.

Việc bác sĩ quảng cáo là không vi phạm pháp luật nhưng nó sẽ tác động đến cộng đồng. Các cơ quan chức năng cũng nên kiểm tra chặt chẽ mặt hàng TPCN, nhất là hàng nhập khẩu. Vì hiện nay, thị trường TPCN có rất nhiều sản phẩm quảng cáo là hàng nhập từ Anh, Pháp, Mỹ, Nhật nhưng bản chất lại đến từ một quốc gia khác.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ