TPHCM: Tìm “Giải pháp tổng thể cho Đô thị thông minh”- Smart City 360o

GD&TĐ - Chiều 19/9, Viện Khoa học và Công nghệ Tính toán (ICST), Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM, cùng phối hợp với Hội Tin học TPHCM (HCA) đã tổ chức Hội thảo khoa học “Giải pháp tổng thể cho Đô thị thông minh”- Smart City 360o. 

 Ban tổ chức chụp hình lưu niện với các khách mời tham dự sự kiện.
Ban tổ chức chụp hình lưu niện với các khách mời tham dự sự kiện.

Hội thảo góp phần thảo luận, phản biện, tư vấn, góp ý cho các cơ quan chính quyền trong việc xây dựng Đô thị thông minh tại TPHCM nói riêng và các tỉnh thành nói chung.

Phát biểu khai mạc hội thảo GS.TS. Nguyễn Kỳ Phùng, Phó GĐ - Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM -Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ tính toán cho biết: Một cách tổng quát, Đô thị thông minh (ĐTTM) là một đô thị ứng dụng công nghệ để kết nối, thu thập và phân tích thông tin của người dân và các cấp quản lý để nâng cao chất lượng sống của cư dân và đảm bảo phát triển bền vững.

GS.TS Nguyễn Kỳ Phùng, Phó GĐ - Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM phát biểu khai mạc Hội thảo
GS.TS Nguyễn Kỳ Phùng, Phó GĐ - Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM phát biểu khai mạc Hội thảo
 

Trong xu thế phát triển của công nghệ theo hướng kết nối và tương tác, nhiều công nghệ chủ đạo của công nghiệp 4.0 đã và đang trở thành công cụ chủ yếu của đô thị thông minh. Nhu cầu sử dụng các thiết bị tự động và có tương tác với con người trong các lĩnh vực quản lý (như an ninh, năng lượng, giao thông...) và an sinh xã hội (như y tế, giáo dục..) cũng ngày càng tăng lên nhanh chóng.

Hội thảo Smart City 360o được tổ chức chính là để thiết lập một diễn đàn để các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực giới thiệu và trao đổi giải pháp, thảo luận, đóng góp cho thành phố; cũng như tạo cơ hội kết nối các cơ quan chính quyền trong và ngoài TP.HCM, các doanh nghiệp, các nhà cung cấp giải pháp công nghệ, các trường Đại học - Viện nghiên cứu.

Các bài tham luận tại Hội thảo sẽ giới thiệu các giải pháp chung cho ĐTTM với nhiều hướng tiếp cận khác nhau. Các đại biểu sẽ có thêm cái nhìn tổng quát về các giải pháp công nghệ đã và đang được nghiên cứu và triển khai, và tiếp cận một hệ sinh thái công nghệ nhiều tiềm năng và cơ hội. Chúng tôi cũng hy vọng và đón nhận sự hợp tác trong tương lai của tất cả các đơn vị, các cấp quản lý và các doanh nghiệp, tạo nên một nền tảng vững chắc để cùng phát triển các đô thị thông minh trên cả nước… Hội thảo cũng chia sẻ các bài học kinh nghiệm liên quan đến quá trình xây dựng đô thị thông minh trên thế giới.

 Việc nghiên cứu phát triển và xây dựng mô hình để quản lý và phân tích các loại dữ liệu lớn trong các lĩnh vực liên quan đến dân sinh như y tế, giao thông… nhằm giải quyết những vấn đề phức tạp, từ đó đưa ra các quyết định tốt nhất cho sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường, tăng chất lượng cuộc sống cho người dân là vấn đề cấp thiết hiện nay
TS. Dương Minh Đức, Khoa Hệ thống thông tin, Trường ĐH Công Nghệ Thông Tin – ĐH Quốc Gia TP.HCM 

Phát biểu tham luận tại hội thảo, TS. Nguyễn Trọng, Ban cố vấn Hội Tin học TPHCM, nguyên Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Quốc gia về CNTT nhấn mạnh: “5 việc chính cần làm để xây dựng một thành phố thông minh (TPTM) đó là:

1. Xác định những thông tin cơ bản mà người dân “bấm” là có và sẵn sàng trả tiền như khi sử dụng các dịch vụ điện, nước, thu gom rác… 2. Tạo lập môi trường cho TPTM gồm môi trường công nghệ và môi trường xã hội. 3. Kiến tạo hệ thống các cơ sở dữ liệu dùng chung, tức xây dựng nguồn lực thông tin. 4. Kiến tạo cơ chế suy luận, tìm kiếm, phân tích thông tin theo yêu cầu. 5. Chế tạo những “công tắc”, “vòi nước” cho hạ tầng kỹ thuật – dịch vụ thông tin, sao cho ai cũng sử dụng được chúng để có được thông tin cơ bản một cách dễ dàng”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người dân bắt cá thòi lòi bằng xà di lưới.

Nghề độc, lạ vùng Đất Mũi

GD&TĐ - Nằm nơi vị trí địa đầu Tổ quốc, Cà Mau là địa phương có nhiều đặc sản nổi tiếng và nhiều nghề độc, lạ.