Các chuyên gia hàng đầu sử dụng các định luật vật lý, mô hình máy tính cũng như những thông số về mực nước biển và nhiệt độ đại dương lẫn khí quyển làm bằng chứng cho việc hình thành của những cơn lốc nhiệt đới hủy diệt trên...
Trong khoa học khí hậu, “bằng chứng vàng” được gọi là “dấu vân tay” đến từ một quá trình quan sát lâu dài. Giáo sư Dann Mitchell, một chuyên gia về lưu thông khí quyển tại Đại học Bristol của Anh trao đổi: “Chúng tôi vẫn không thể khẳng định một cách chắc chắn rằng siêu bão Irma được tăng cường bởi biến đổi khí hậu, trong khi chúng tôi có thể khẳng định điều đó ở các thảm họa khác, như đợt sóng nhiệt”.
Tuy nhiên, rất nhiều nhà khoa học tin rằng mối liên hệ này đã được làm rõ bằng các dẫn chứng. Giáo sư Anders Levermann, tại Đại học Potsdam của Đức cho biết: “Phân tích vật lý cho mối liên hệ này rất rõ ràng rằng năng lượng của bão đến từ nhiệt độ đại dương, trong khi khí thải nhà kính từ việc đốt than và dầu khí thì làm tăng nhiệt độ của hành tinh nói chung và từ đó cung cấp năng lượng khiến cho các cơn bão nhiệt đới trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết”.
Ngoài ra, mực nước biển toàn cầu đã tăng lên đều đều tận 20 cm tính từ những năm 1980 và còn sẽ tăng lên nhiều nữa cho đến cuối thế kỷ này.
Chris Holloway, 1 chuyên gia về bão từ Đại học Reading khẳng định: “Chúng tôi chắc chắn rằng, mực nước biển đang và sẽ tiếp tục tăng với khí hậu càng ngày càng nóng lên. Điều này đồng thời tăng nguy cơ lũ lụt xảy ra từ bất cứ thảm họa nào”.
Bàn luận về siêu bão Irma, ông Mitchell phát biểu: “Mức bão gia tăng là dấu hiệu của thay đổi khí hậu đúng như dự kiến, song còn quá sớm để khẳng định rằng cơn bão này được tăng cường theo cách như vậy”.
Các cơn bão nhiệt đới lớn, đạt mức 4, mức 5 theo thang bậc Saffir-Simpson dựa vào mức gió là rất hiếm so với những đợt sóng nhiệt, hạn hán và mưa lũ. Trong khoa học, kích thước mẫu nhỏ dẫn tới việc khó phân tích, một vấn đề trầm trọng trong trường hợp này bởi lượng dữ liệu kém chất lượng thu được trong vài thập kỉ qua.
Khi bão Harvey đổ bộ Texas vào cuối tháng 8, nó nhanh chóng nhảy lên bão cấp 4 với mức gió từ 209 - 251 km/h, trong khi bão cấp 5 Irma tràn qua vùng biển Caribe với mức thổi gần 300km/h trước khi trở nên yếu dần lúc đi qua Florida.
Giáo sư James Elsner, nhà khoa học khí quyển từ Trường Đại học bang Florida trao đổi với truyền thông: “Chúng tôi đã quan sát toàn cầu trong 30 năm qua và thấy rằng những cơn bão mạnh nhất đều trở nên mạnh hơn do đại dương nóng lên. Chứng cứ đã trở nên vững chắc”.