TPHCM: Tiếp tục lấy ý kiến về đề án SGK điện tử cho HS lớp 1, 2, 3

GD&TĐ - Chiều 18/8, Sở GD&ĐT TPHCM tiếp tục có buổi Hội thảo thứ hai về đề án SGK điện tử. 

Toàn cản Hội thảo
Toàn cản Hội thảo

Trước đó, ngày 18/7, Sở GD&ĐT đã có buổi hội thảo thứ nhất về nội dung này và nhận được nhiều ý kiến phản hồi từ phía các giáo viên ở các trường tiểu học, quản lý của các phòng giáo dục quận, huyện cũng như dư luận xã hội.

Tại hội thảo lần này, Sở và đơn vị phối hợp thực hiện đã đưa ra những con số cụ thể hơn. Theo đó, sẽ có 327.127 học sinh tham gia thí điểm. 

Trong đó, có 5.334 học sinh thuộc đối tượng chính sách. Mỗi phòng học sẽ được đầu tư 262 triệu đồng bao gồm Bộ thiết bị (gồm bảng White board; máy chiếu vật thể, bộ trả lời trắc nghiệm; máy tính xách tay...) trị giá 181 triệu đồng; phần mềm SGK điện tử 3D; phần mềm tiếng Anh tăng cường; camera quan sát lớp học; hệ thống âm thanh, tủ sạc máy tính bảng…

Đối với giáo viên tham gia đề án, thành phố sẽ trang bị cho mỗi giáo viên một máy tính bảng bằng ngân sách thành phố; hỗ trợ cho 5.334 em học sinh thuộc đối tượng chính sách mỗi em một máy tính bảng. 

Riêng các học sinh còn lại, phụ huynh tự bỏ kinh phí mua sắm. Cũng theo đề án, các nhà cung cấp đã giới thiệu hàng loạt các loại máy tính bảng giá từ 3 5 triệu đồng để lựa chọn.

Giám đốc Cơ quan đại diện Bộ GD&ĐT tại Thành phố Hồ Chí Minh Hà Hữu Phúc phát biểu tại Hội thảo
 Giám đốc Cơ quan đại diện Bộ GD&ĐT tại Thành phố Hồ Chí Minh  Hà Hữu Phúc phát biểu tại Hội thảo

Tuy nhiên, cũng như Hội thảo cách đây một tháng, các đại biểu tham dự vẫn còn nhiều băn khoăn xoay quanh các vấn đề: có nên trang bị thêm tai nghe cho học sinh; Kinh phí quá cao vì thế có nên hỗ trợ để phụ huynh trả góp; Sử dụng máy tính bảng liệu có ảnh hưởng đến thị lực trẻ; Cần phải có lộ trình cụ thể hơn để phụ huynh nắm bắt; Phải nâng cao đường truyền ADSL tại các trường chọn làm thí điểm; Nếu thí điểm nên dời sang học kỳ II của năm học hoặc sang năm học 2015 - 2016…

Phát biểu tại Hội thảo, ông Hà Hữu Phúc - Vụ trưởng, Giám đốc Cơ quan Đại diện Bộ GD&ĐT tại TPHCM cho rằng: Có thể khẳng định đề án là đúng đắn nhưng cần làm rõ thêm nhiều nội dung, ví dụ như phải chỉ rõ được tính cấp thiết của đề án này. 

Và giải thích rõ tại sao lại thí điểm cho bậc tiểu học lớp 1, 2, 3 mà không áp dụng cho các bậc học khác, đồng thời phải đánh giá được tác động cả chiều thuận lẫn chiều nghịch của đề án… Ngoài ra, đề án cần làm rõ tác động tâm lý HS như thế nào? 

Sau khi lớp 1, 2, 3 học xong, lên lớp 4 các em có bị hụt hẫng khi quay trở lại học SGK thường không. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý việc đã nói đến thí điểm là có thể thành công, hoặc không thành công. Phải có thêm những buổi hội thảo để lấy ý kiến thật hoàn chỉnh để có được một đề án cụ thể, chi tiết hơn.

Kết thúc buổi hội thảo, ông Lê Hồng Sơn - Giám đốc Sở GD&ĐT một lần nữa khẳng định tính cấp thiết của việc thực hiện đề án SGK điện tử cũng như việc Sở sẽ tiếp tục lắng nghe góp ý của các thầy cô, phụ huynh HS để hoàn thiện đề án và trình lên UBND TPHCM trong thời gian sớm nhất.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.