Bàn giải pháp giảm áp lực cho học sinh cuối cấp

GD&TĐ - Chiều 15/12, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Trường Đại học Thành Đô tổ chức chương trình talkshow 'Vững tâm lý, đón tương lai'.

Chương trình 'Vững tâm lý, đón tương lai'.
Chương trình 'Vững tâm lý, đón tương lai'.

Phát biểu chào mừng, PGS.TS Phan Thị Thanh Thảo - Hiệu trưởng Trường Đại học Thành Đô chia sẻ: Bước vào giai đoạn ôn thi nước rút, học sinh lớp 12 phải đối diện với nhiều áp lực. Nếu không biết cách để cân bằng, hài hòa giữa học tập và nghỉ ngơi sẽ khiến các em dễ mất phương hướng, động lực trong ôn thi.

Thấu hiểu những áp lực tâm lý của học sinh cuối cấp, Trường Đại học Thành Đô sáng lập dự án cộng đồng mang tên đồng hành cùng học sinh cuối cấp với sự kiện mở màn là talkshow “Đồng hành cùng học sinh cuối cấp: Vững tâm lý, đón tương lai”. Chương trình sẽ mang đến những chia sẻ hữu ích gần gũi và thực tế nhất liên quan đến các vấn đề mà học sinh cuối cấp đang gặp phải như áp lực đại học, kiểm soát lo âu áp lực từ mạng xã hội.

z6132403792733-5b35dfbbc7730aebb7d1b3d9d9d0abfe.jpg
PGS.TS Phan Thị Thanh Thảo - Hiệu trưởng Trường Đại học Thành Đô chia sẻ tại chương trình.

Trong năm 2024, nhằm chia sẻ với học sinh và phụ huynh trong giai đoạn chuẩn bị bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, giúp học sinh có thêm thông tin để định hướng, lựa chọn nghề, nhà trường đã phối hợp với báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức 4 chương trình đối thoại, tư vấn định hướng nghề, giải tỏa tâm lý với học sinh cuối cấp.

"Sự kiện thu hút sự quan tâm của hơn 60.000 học sinh, phụ huynh học sinh Thủ đô. Trong quá trình ấy, chúng tôi nhận được chia sẻ về nhiều băn khoăn, vướng mắc của học sinh. Từ thực tế đó, nhà trường triển khai chương trình Đồng hành cùng học sinh cuối cấp”, bà Thảo chia sẻ.

Chia sẻ tại chương trình, nhà báo Hoàng Anh Tú, hay còn được biết đến là anh Chánh Văn nổi danh một thời của báo Hoa Học Trò cho biết: Học sinh cuối cấp đối diện với áp lực từ nhiều phía. Đó là áp lực từ cha mẹ, từ những người bạn. Những áp lực ấy cực kỳ nặng nề, nếu không gỡ bỏ sẽ tác động rất lớn. Nhiều học sinh ăn không ngon, ngủ không yên, lo lắng, quên mất nhiều thứ mà mình nghĩ là mình đã nhớ nó.

“Không chỉ vậy, với nhiều gia đình, nhiều học sinh, tình yêu thương của cha mẹ, sự kỳ vọng quá lớn của bố mẹ dành cho con cũng trở thành áp lực vô hình lớn lao. Nhiều đứa trẻ stress, thay đổi cân nặng của mình, ngủ nhiều. Không chỉ có lý do chủ quan, áp lực của học sinh còn đến từ những nguyên nhân khách quan, bị so sánh với những người xung quanh mình”, nhà báo Hoàng Anh Tú nhấn mạnh.

Bày tỏ quan điểm về vấn đề “con nhà người ta”, chuyên gia tư vấn Nguyễn Phương Chi - Giám đốc điều hành Công ty Vinamont cho rằng, việc so sánh của bố mẹ không có ý hạ thấp mà chỉ là cách thể hiện tình yêu thương chưa phù hợp. Cách đó để tạo động lực cho các bạn cố gắng hơn. Nếu không thích như vậy, các em có thể nói chuyện với bố mẹ.

z6132403750893-391d7834bb564a8221ad632e5c0b674d.jpg
Chương trình thu hút sự quan tâm của học sinh, phụ huynh học sinh.

Các em có thể lựa chọn thời điểm thích hợp để nói chuyện lại với bố mẹ, tạo không khí thoải mái, chia sẻ với bố mẹ về điều mình thực sự mong muốn, về những vấn đề muốn được hỗ trợ. Hãy luôn tin tưởng bản thân có những giá trị riêng của mình. Giá trị của bản thân không được định nghĩa từ sự so sánh đấy. Bố mẹ sẵn sàng lắng nghe nếu các em tạo ra sự lựa chọn nghiêm túc chân thành.

Cũng tại talkshow, nhiều băn khoăn, trăn trở của học sinh đã được các chuyên gia giải đáp chi tiết, cụ thể như: Làm sao để tối ưu hoá hiệu quả của việc học? Cách nào giải quyết tình trạng nhớ nhớ quên quên? Cách nào để loại bỏ cảm giác ghen tị với thành công của người khác?

Bằng sự thấu hiểu, chân thành và kinh nghiệm của người đi trước, các chuyên gia đã mang đến cho các em học sinh những chia sẻ vô cùng bổ ích và thiết thực, giúp các em tự tin vượt qua áp lực đang bủa vây xung quanh mình.

Theo các chuyên gia, để giảm áp lực tâm lý cho học sinh, trong giai đoạn ôn thi nước rút, phụ huynh và nhà trường nên quan tâm giải quyết vấn đề từ gốc rễ bằng việc động viên, chia sẻ khó khăn mà học sinh đang gặp phải trong quá trình học tập, ôn luyện. Cùng với nhà trường, phụ huynh học sinh nên là hậu phương vững chắc, chia sẻ và lắng nghe nhiều hơn thay vì thúc giục, đặt kỳ vọng cao và đòi hỏi quá sức với con em mình.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Liệu có lợi hại hơn?

GD&TĐ - Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã biến nghi thức nhậm chức thành một lễ hội lớn thực sự nhằm tôn vinh sự trở lại của mình.