TPHCM: Thiếu giáo viên cho giáo dục đặc biệt

GD&TĐ - Ngày 20/10, Sở GD&ĐT TPHCM tổ chức tổng kết năm học 2014 – 2015 và triển khai phương hướng năm học 2015 – 2016 khối giáo dục đặc biệt.

TPHCM: Thiếu giáo viên cho giáo dục đặc biệt

Theo đó, năm học 2014 – 2015 vừa qua, toàn thành phố có 27 trường chuyên biệt tiếp nhận gần 3.000 học sinh khuyết tật, gần 5.000 học sinh học hòa nhập tại các trường học trên địa bàn TPHCM tạo điều kiện cho trẻ khuyết tật đạt các kỹ năng cần thiết trong học tập và sinh hoạt. 

Tuy nhiên, khối giáo dục đặc biệt còn gặp khó khăn như một số quận huyện vẫn chưa có trường chuyên biệt công lập, cơ sở vật chất của các trường chuyên biệt còn nhỏ hẹp, thiếu sân chơi, thiếu đồ chơi vận động ngoài trời, các trường hòa nhập thiếu phòng học cho trẻ khuyết tật hoạt động cá nhân.

Đặc biệt, đội ngũ giáo viên các trường chuyên biệt chưa đảm bảo tỉ lệ 1,5 giáo viên/lớp theo quy định, giáo viên các lớp có học sinh học hòa nhập chưa được bồi dưỡng chuyên sâu khó nâng cao chất lượng giảng dạy học sinh khuyết tật.

Trong năm học 2015-2016, Sở GD&ĐT TPHCM tiếp tục tham mưu xây dựng trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập ở 7 quận huyện chưa có trường chuyên biệt (quận 4,7,9, Nhà Bè, Hóc Môn, Thủ Đức và Bình Thạnh), tổ chức hội thảo chuyên đề về giáo dục hòa nhập tại phòng giáo dục địa phương để hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn trong giảng dạy, xây dựng các mô hình giáo dục hòa nhập tiên tiến ở các cấp học.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bên trong căn hầm tái hiện hoạt động in ấn tài liệu, truyền đơn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn trong những năm kháng chiến.

Hầm in tài liệu bí mật giữa lòng Sài Gòn

GD&TĐ - Nằm trong con hẻm nhỏ ở đường Ngô Gia Tự, Quận 10, TPHCM, cơ sở in ấn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn năm 1954 là nơi in cả nghìn ấn bản phục vụ cách mạng.