TPHCM: Phụ huynh sẽ có nhiều lựa chọn thanh toán học phí

GD&TĐ - Các cơ sở giáo dục trên địa bàn TPHCM sẽ đa dạng hóa các kênh thanh toán để phụ huynh học sinh, người học có nhiều phương án lựa chọn trong thanh toán học phí và các khoản thu khác.

Phụ huynh học sinh, người học sẽ có nhiều phương án lựa chọn trong thanh toán học phí và các khoản thu khác.
Phụ huynh học sinh, người học sẽ có nhiều phương án lựa chọn trong thanh toán học phí và các khoản thu khác.

Sở GD-ĐT TPHCM vừa có văn bản thông báo kết luận của Phó Giám đốc sở GD-ĐT Lê Hoài Nam tại cuộc họp với các ngân hàng và các đơn vị tham gia Đề án “Thanh toán không dùng tiền mặt” và phương hướng triển khai năm 2022.

Theo đó, về phía Sở GD-ĐT TPHCM sẽ tăng cường giao ban định kỳ với các ngân hàng thương mại và các đơn vị trung gian để kịp thời nắm bắt các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện đề án. Thông qua đó đề ra các biện pháp kịp thời, tháo gỡ hiệu quả.

Sở GD-ĐT TPHCM cũng sẽ rà soát tình hình cung cấp dịch vụ các đối tác thu hộ. Tuyên dương khen thưởng các đơn vị thực hiện tốt đề án. Yêu cầu các cơ sở giáo dục trên địa bàn TPHCM đa dạng hoá các kênh thanh toán để phụ huynh học sinh, người học có nhiều phương án lựa chọn trong thanh toán học phí và các khoản thu khác.

Các trường học không tạo lợi thế cho bất kỳ ngân hàng hay đơn vị trung gian thanh toán để gây khó khăn cho phụ huynh học sinh, người học trong thanh toán học phí và các khoản thu khác.

Sở GD-ĐT TPHCM cũng sẽ phối hơp chặt chẽ với UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện để tiếp tục triển khai quyết liệt và đi sâu vào thực chất các nội dung, kế hoạch thu học phí qua hệ thống quản lý nguồn thu đã xây dựng. Đồng thời sẽ tăng cường quản lý dữ liệu trong chỉ đạo và thực hiện đưa các nội dung triển khai vào tiêu chí thi đua hàng năm.

Ngoài ra Sở GD-ĐT TPHCM cũng sẽ đẩy mạnh tăng cường truyền thông, phối hợp với các đơn vị ngân hàng, đơn vị trung gian thanh toán tổ chức các chương trình quảng bá, ưu đãi, tài trợ để phụ huynh học sinh nắm rõ được lợi ích của việc triển khai thanh toán không sử dụng tiền mặt.

Về phía các ngân hàng, đơn vị trung gian thanh toán tham gia đề án, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Lê Hoài Nam yêu cầu các đơn vị chủ động xây dựng đề án riêng về tổ chức thực hiện triển khai thanh toán không dùng tiền mặt trong ngành GD-ĐT để có cơ sở xác định lộ trình, kinh phí thực hiện, nhằm triển khai rộng hơn các kênh thanh toán của đơn vị đến các cơ sở giáo dục, phụ huynh, học sinh và người học.

Các đơn vị cần tăng cường công tác truyền thông đến các cơ sở giáo dục trên địa bàn và phụ huynh học sinh nhằm tăng độ nhận diện và sự lựa chọn trong sử dụng dịch vụ.

Mở  rộng tối đa các đơn vị phối hơp và tăng cường các giải pháp công nghệ nhằm xác định mục tiêu cho người dùng là phụ huynh học sinh, người học được tốt nhất và thuận lợi nhất. Đồng thời phối hợp hỗ trợ nghiên cứu các giải pháp bảo mật dữ liệu và đảm bảo tính an toàn tuyệt đối trong thanh toán.

Đối với công ty phối hợp triển khai đề án, ông Lê Hoài Nam yêu cầu tiếp tục xây dựng hoàn thiện phần mềm quản lý trực tuyến các nguồn thu. Yêu cầu đơn vị phối hợp phải cam kết trong thời gian nhanh nhất tăng cường nhân lực tập huấn, hỗ trợ nghiệp vụ với các cơ sở giáo dục sử dụng phần mềm. Xây dựng biểu phí phù hợp, hài hoà lợi ích giữa các ngân hàng, các đơn vị trung gian thanh toán.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.