TPHCM lại “ca” điệp khúc: “Giáo viên ở đâu rồi?”

Khắp TPHCM đang rốt ráo tuyển giáo viên để lấp vào chỗ trống thiếu nhân sự vì các lý do như giáo viên nghỉ việc, nghỉ hưu, tăng quy mô trường lớp... trong năm học mới sắp tới. 

TPHCM lại “ca” điệp khúc: “Giáo viên ở đâu rồi?”

Liên tục từ tháng 6, hàng loạt các quận huyện ở TPHCM công bố nhu cầu tuyển giáo viên (GV) chuẩn bị cho năm học mới. Rất nhiều nơi cần tuyển mới hàng trăm GV đáp ứng cho nhu cầu. Bậc mầm non và tiểu học là hai bậc học thiếu nhiều GV nhất. 

TPHCM lại “ca” điệp khúc: “Giáo viên ở đâu rồi?” - 1

Thầy trò ở TPHCM trong một hoạt động thực hành 

Phòng GD-ĐT Q.7 thông tin cần tuyển hơn 200 GV cho hàng chục trường học trên địa bàn. Cụ thể, cần 38 GV mầm non, gần 110 GV tiểu học và trên 50 GV, nhân viên ở THCS. 

Mới đây, Q.5 cũng công bố thông tin tuyển 115 GV, nhân viên cho năm học mới ở tất cả các bậc học, trong đó cần 64 GV ở tiểu học. Q.3 cần tuyển gần 80 GV... 

Đặc biệt, hầu hết trong thông tin tuyển dụng GV của TPHCM đã không còn yêu cầu về hộ khẩu hay KT3. Đối tượng tuyển dụng chỉ là "công dân Việt Nam" mở ra nhiều cơ hội việc làm cho giáo viên từ các tỉnh. 

Lãnh đạo một Phòng GD-ĐT ở TPHCM chia sẻ, với tốc độ sĩ số học sinh hàng năm tăng cao, đội ngũ giáo viên biến động, chưa kể đến sự phát triển của hệ thống ngoài công lập, nhu cầu tuyển dụng giáo viên của thành phố rất lớn. 

"Cứ kết thúc năm học, quản lý các quận huyện chúng tôi lại nói đùa với nhau: "Giáo viên ơi, các anh chị ở đâu rồi". Nhiều nơi không tuyển được người, nhất là hệ thống tư thục, số ứng viên nộp hồ sơ có khi còn thấp hơn cả chỉ tiêu nên các trường phải tuyển quanh năm suốt tháng", người này cho hay. 

Tổ chức thực hành kiểm tra năng lực để tuyển giáo viên 

Hầu hết các quận huyện đều tuyển GV qua hai vòng. Vòng xét tuyển viên chức qua vòng kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn của người dự tuyển; và sau đó sẽ phỏng vấn hoặc thực hành để kiểm tra về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người dự tuyển.

Các quận huyện đều nhấn mạnh nguyên tắc xét tuyển là công khai, minh bạch. 

TPHCM lại “ca” điệp khúc: “Giáo viên ở đâu rồi?” - 2

Thi tuyển viên chức vào các đơn vị giáo dục trực thuộc Sở GD-ĐT TPHCM năm 2018

Riêng Sở GD-ĐT TPHCM, năm học này cần tuyển hơn 530 viên chức, trong đó cần 443 GV phổ thông ở 19 môn học để bổ sung nhu cầu cho các trường THPT, trung tâm GDTX và các đơn vụ trực thuộc chưa được phân cấp tuyển dụng. Ngoài ra có 22 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở đã dược phân cấp tuyển dụng. 

Trong tổng số 19 môn học cần tuyển GV của Sở, có 82 chỉ tiêu GV tiếng Anh, Ngữ văn là 61, Toán là 54, Kỹ thuật công nghiệp 36, Sinh học 35... 

Sở GD-ĐT TPHCM cũng không yêu cầu ứng viên phải có hộ khẩu ở TPHCM. Hình thức tuyển dụng gồm có hai bước gồm kiểm tra các điều kiện, tiêu chuẩn và phần thực hành kiểm tra năng lực chuyên môn. 

Theo lịch của Sở, từ ngày 8 - 10/7 tới sẽ kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn theo hồ sơ đăng ký của ứng viên. Từ ngày 18 - 21/7, Sở tổ chức thực hành kiểm tra năng lực chuyên môn, xử lý tình huống bài giảng của ứng viên dự tuyển. 

Theo dantri

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhiều bạn trẻ hiện nay được bố mẹ ủng hộ theo đuổi niềm đam mê nghệ thuật. Ảnh: NVCC

Để trẻ 'tỏa sáng' theo cách riêng

GD&TĐ - Chọn nghề chưa bao giờ là chuyện dễ dàng, đặc biệt khi giữa cha mẹ và con cái tồn tại những khoảng cách trong tư duy và kỳ vọng.

Thí sinh tham gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Ảnh: Gia Hưng

Học sai ngành, đừng sợ!

GD&TĐ - Niềm vui trúng tuyển đại học thường đi kèm với nỗi lo: Liệu con có chọn đúng ngành, đúng nghề?

Nghi lễ công bố đặt tên đường Đỗ Mười ở TPHCM thực hiện hồi tháng 1/2025. Ảnh: HCMCPV

TPHCM: Giải 'bài toán' trùng tên đường

GD&TĐ - Nhiều tuyến đường trùng tên sau khi sáp nhập TPHCM gây khó khăn cho người dân, trong khi các chuyên gia đề xuất số hóa để giải quyết vấn đề.

Sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam (TPHCM). Ảnh: Lâm Ngọc

Phá bỏ định kiến giới trong chọn nghề

GD&TĐ - Ẩn sâu trong những quyết định lựa chọn ngành học, nghề nghiệp tương lai là cuộc đấu tranh thầm lặng với những định kiến giới đã ăn sâu vào tiềm thức xã hội.