TPHCM: Có hiện tượng xuyên tạc việc tiêm vắc-xin cho trẻ từ 5 - 12 tuổi

GD&TĐ - TPHCM đã triển khai tiêm vắc-xin cho trẻ từ 5-12 tuổi từ ngày 16/4 và đến nay đã tiêm cho 172.700 trẻ trong tổng số gần 900.000 trẻ phải tiêm (đạt 19%).

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Tại phiên họp thường kỳ kinh tế - xã hội TPHCM tháng 4/2022 diễn ra chiều 26/4, ông Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết, TPHCM đã triển khai tiêm vắc-xin cho trẻ từ 5-12 tuổi từ ngày 16/4 và đến nay đã tiêm cho 172.700 trẻ trong tổng số gần 900.000 trẻ phải tiêm (đạt 19%).

Ngành y tế không tổ chức tiêm ồ ạt bởi tiêu chí an toàn là số một. Việc xuất hiện các sự cố bất ngờ sau tiêm không có gì khác thường. Nhờ chuẩn bị tập huấn kỹ, phát hiện sớm nên xử trí kịp thời, không để xảy ra hậu quả.

Theo ông Tăng Chí Thượng, hiện nay bắt đầu có hiện tượng xuyên tạc về tiêm vắc-xin cho trẻ: “Chúng ta còn trong tuần lễ tiêm ngừa vắc-xin thế giới nhưng rất mong Sở Thông tin – Truyền thông giúp cho chúng tôi là bắt đầu có những người chống đối, tuyên truyền trên mạng xã hội, nói không đúng, xuyên tạc… Việc này Công an Thành phố cũng đang giúp Sở Y tế và mong đẩy mạnh truyền thông”.

Theo lãnh đạo Sở Y tế, số ca mắc Covid-19 tại TPHCM đến nay giảm mạnh, số ca nặng của các bệnh viện dã chiến 3 tầng hầu như không còn nên sau dịp lễ 30/4, ngành y tế sẽ rút gọn các bệnh viện thu dung điều trị và chỉ để lại một bệnh viện duy nhất. Hiện nay, trung bình mỗi trạm y tế lưu động chỉ còn chăm sóc chưa tới 20 F0 (theo quy định 100 F0 mới thì thêm 1 trạm). Do đó, trong tháng 5/2022, tùy vào tình hình thực tế, các địa phương cũng sẽ dừng hoạt động các trạm y tế.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

TikTok 'lâm nạn' ở Mỹ

GD&TĐ - Lần thứ hai trong không đầy 4 năm, ứng dụng TikTok bị đưa vào vòng ngắm của chính quyền Mỹ.
Hiện nay, tình hình an ninh mạng tại Việt Nam đang trở nên phức tạp hơn thể hiện qua số lượng đáng báo động là 13.900 vụ tấn công mạng được ghi nhận vào năm 2023.

'Giải mã' mục tiêu của mã độc Ransomware

GD&TĐ - Ransomware là một loại virus được mã hóa có nguy cơ gây tổn thương hệ thống mạng toàn cầu; cứ 11 giây, một tổ chức là mục tiêu của mã độc Ransomware.