TP Hồ Chí Minh ban hành Chỉ thị 18 về "từng bước phục hồi kinh tế - xã hội"

GD&TĐ - Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi ký ban hành Chỉ thị 18 "Tiếp tục kiểm soát, điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và từng bước phục hồi, phát triển kinh tế -xã hội trên địa bàn thành phố".

Người dân TP Hồ Chí Minh ra đường sáng 1/10. Ảnh: TPO.
Người dân TP Hồ Chí Minh ra đường sáng 1/10. Ảnh: TPO.

Chỉ thị nêu rõ, mục tiêu của thành phố là tiếp tục kiểm soát, phòng, chống dịch Covid-19 trên toàn địa bàn; ưu tiên bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân là trên hết, trước hết, kéo giảm số ca nhập viện và số ca tử vong đến mức thấp nhất; củng cố, tăng cường hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở; từng bước khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, đưa sinh hoạt của người dân bước sang trạng thái bình thường mới.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả phòng, chống dịch

Theo đó, trong hoạt động phòng chống dịch, thành phố tiếp tục huy động mọi nguồn lực đáp ứng tỷ lệ tiêm chủng theo tiêu chí của Bộ Y tế, hướng đến bao phủ vắc xin toàn dân sớm nhất. Ưu tiên tiêm đủ liều cho lực lượng tuyến đầu, người có bệnh nền, người trên 50 tuổi, phụ nữ mang thai, lực lượng sản xuất; triển khai tiêm vắc xin cho trẻ em khi có hướng dẫn của Bộ Y tế và có nguồn vắc xin phù hợp.

Thực hiện xét nghiệm tầm soát tất cả các trường hợp có triệu chứng nghi ngờ, xét nghiệm giám sát trọng điểm tại các khu vực có nguy cơ cao, tập trung đông người như chợ đầu mối, bến xe, phương tiện vận chuyển, bệnh viện, trường học...; khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức và người dân tự làm xét nghiệm kháng nguyên nhanh định kỳ theo hướng dẫn của ngành y tế. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ nguồn lây nhiễm hiện có (F0 đã phát hiện), kịp thời phát hiện nguồn lây nhiễm mới bằng các ke hoạch xét nghiệm tùy theo cấp độ nguy cơ.

Ban hành quy trình quản lý và xử lý khi phát hiện F0 trong cộng đồng, trong khu vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khu vực khác phù họp vói yêu cầu trong tình hình mới, vừa đảm bảo an toàn, vừa không làm gián đoạn các hoạt động. Huy động mọi nguồn lực tham gia công tác chăm sóc F0 tại nhà.

Công tác điều trị tiếp tục phát huy hiệu quả của mô hình điều trị 3 tầng, hạn chế tối đa số bệnh nhân trở nặng, kéo giảm tỷ lệ tử vong xuống mức thấp nhất có thể; bố trí đủ số giường hồi sức tích cực theo tiêu chí của Bộ Y tế.

Tái cơ cấu lại hệ thống thu dung điều trị, huy động mọi nguồn lực, kể cả hệ thống ngoài công lập (bệnh viện, phòng khám, nhà thuốc...); có kế hoạch đảm bảo nguồn nhân lực khi các lực lượng y tế hỗ trợ rút quân.

UBND thành phố cũng yêu cầu các Sở, ngành, đơn vị, địa phương đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động để nâng cao hiệu quả phòng, chống dịch Covid-19, đồng thời góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số của Thành phố. Các cơ quan, đơn vị, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép hoạt động phải đăng ký mã QR tại địa chỉ htthành phố://antoan-covid.tphcm.gov.vn/. Đến ngày 8/10/2021, phải thực hiện quét mã QR (trên điện thoại di động thông minh hoặc được in trên giấy) của toàn bộ người đến liên hệ công tác, làm việc, giao dịch; sử dụng ứng dụng của Thành phố (hoặc ứng dụng PC-Covid) để kiểm soát và tổ chức hoạt động.

Đề nghị người dân luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, chủ động chăm sóc sức khỏe và sống an toàn

Cùng với các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, thành phố tiếp tục bảo đảm an sinh xã hội qua việc triển khai hỗ trợ đợt 3 cho người có hoàn cảnh thật sự khó khăn hiện đang có mặt tại thành phố, đảm bảo nguyên tắc đúng, đủ đối tượng, không bỏ sót, không trùng lắp. Triến khai các giải pháp phù hợp hỗ trợ, tạo điều kiện, bồi dưỡng, củng cố lực lượng lao động sớm trở lại sản xuất, kinh doanh, không để thiếu hụt lao động. Đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, không để phát sinh thành “điểm nóng” về an ninh trật tự; vô hiệu hóa mọi âm mưu, thủ đoạn lợi dụng dịch bệnh để chống phá và các vi phạm pháp luật khác.

UBND thành phố đề nghị người dân luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, chủ động, linh hoạt và động viên người thân cùng gia đình tự bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và sống an toàn; Thực hiện nghiêm 5K; Khi tham gia lưu thông phải sử dụng mã QR khai báo di chuyển của ứng dụng VNEID và mã QR có thể hiện lịch sử tiêm chủng của ứng dụng Y tế HCM hoặc Sổ sức khỏe điện tử. Trường hợp không có mã QR, xuất trình giấy tờ sau: (1) Là người mắc Covid-19 đã khỏi bệnh dưới 06 tháng; (2) Đã tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 (ít nhất 1 mũi đối với loại vắc xin tiêm 2 mũi và ít nhất 14 ngày sau tiêm) khi được cơ quan chức năng yêu cầu.

Khi có những triệu chứng (ho, sốt, khó thở...) hoặc cần cấp cứu y tế, liên hệ ngay với số điện thoại đường dây nóng của Tổ phản ứng nhanh Covid-19 tại địa phương hoặc Tổng đài cấp cứu 115; trường hợp người dân cần được hỗ trợ khẩn cấp về lương thực, thực phẩm, liên hệ ngay các Tổ An sinh xã hội của địa phương, Tổng đài 1022 hoặc đăng ký trên ứng dụng An sinh của UBMTTQ Việt Nam thành phố.

Người nước ngoài khi nhập cảnh vào thành phố tiến hành khai báo y tế tại cửa khẩu và sau đó sử dụng mã QR hoặc giấy tờ thay thế cho các hoạt động tại thành phố.

Phương tiện cá nhân chỉ được phép lưu thông trong phạm vi Thành phố

Đối với hoạt động giao thông vận tải, kiểm soát lưu thông, UBND thành phố yêu cầu đảm bảo hoạt động lưu thông hàng hoá giữa TP Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành phố được thuận lợi, phục vụ đời sống Nhân dân và đáp ứng hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu.

Hoạt động vận tải hành khách đường bộ, đường thủy nội địa trên địa bàn phù hợp với cấp độ dịch bệnh của từng khu vực, địa phương, theo hướng dẫn của Sở Giao thông vận tải; phương tiện giao thông cá nhân chỉ được phép lưu thông trong phạm vi thành phố.

Hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh (đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không) theo lộ trình phù hợp với kế hoạch của Bộ Giao thông vận tải và quy định của Bộ Y tế.

Việc lưu thông liên tỉnh của các đối tượng ưu tiên (công vụ, công nhân, chuyên gia, người đi khám chữa bệnh...), tổ chức vận chuyển người lao động về thành phố và các trường hợp cấp thiết theo hướng dẫn của Sở Giao thông vận tải.

Hoạt động vận chuyến hàng hóa bằng xe mô tô có sử dụng công nghệ kết nối với khách hàng (shipper) thực hiện theo hướng dẫn của Sở Công Thương.

Tăng cường kiếm soát lưu thông tại các chốt cửa ngõ giáp ranh với các tỉnh. Tại các chốt kiếm soát này, tiếp tục kiểm tra phương tiện, người tham gia lưu thông bằng mã QR và các công cụ nhận diện của từng ngành, lĩnh vực. Tăng cường kiểm soát lưu động theo tình hình thực tế, không để xảy ra tình trạng tập trung đông người và tránh ùn tắc giao thông tại các chốt kiểm soát.

Các ngành nghề được phép hoạt động sau ngày 1/10

1. Các cơ quan, đơn vị nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các cơ quan, đơn vị Nhà nước của Trung ương đóng tại TP Hồ Chí Minh. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định số lượng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo quy định của UBND thành phố, đảm bảo Bộ Tiêu chí đánh giá an toàn phòng, chống dịch Covid-19.

2. Các cơ quan lãnh sự, tổ chức quốc tế và văn phòng kinh tế - văn hóa nước ngoài có trụ sở trú đóng trên địa bàn Thành phố chủ động quyết định phương thức làm việc phù hợp với đặc thù của tổ chức và đáp ứng quy định về biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 của UBND thành phố và Bộ Y tế.

3. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở kinh doanh dược, mỹ phẩm, vật tư, sinh phấm, trang thiết bị y tế công lập, ngoài công lập được hoạt động đảm bảo Bộ Tiêu chí đánh giá an toàn phòng, chống dịch Covid-19

4. Các hoạt động sản xuất, thương mại, kinh doanh, dịch vụ được hoạt động đảm bảo các Bộ Tiêu chí đánh giá an toàn phòng, chống dịch Covid-19 của lĩnh vực tương ứng

5. Các hoạt động cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự; nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà nghỉ, tham quan du lịch; biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, đám tang, đám cưới:

Hoạt động của các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự tập trung tối đa 10 người; trường hợp có ít nhất 90% người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 được tập trung tối đa 60 người.

Cơ sở, địa điếm nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà nghỉ, tham quan du lịch được hoạt động tối đa 50% công suất với điều kiện khách đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 hoặc có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính trong 72 giờ kế từ khi có kết quả xét nghiệm.

Các sự kiện biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, thi đấu được tổ chức với quy mô tối đa 60 người với điều kiện có ít nhất 90% người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19.

Tổ chức đám cưới, đám tang: Trong nhà tập trung tối đa 10 người; trường họp có ít nhất 90% người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 được tập trung tối đa 60 người. Ngoài trời: tập trung tối đa 15 người; trường họp có ít nhất 90% người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 được tập trung tối đa 90 người.

6. Hoạt động giáo dục, đào tạo: tiếp tục tổ chức dạy - học gián tiếp, trên môi trường internet, qua truyền hình; từng bước củng cố các điều kiện đế có thế kết họp dạy - học trực tiếp. Các loại hình đào tạo cho người đã được tiêm đủ liều vắc xin, có the dạy - học trực tiếp nếu đảm bảo các tiêu chí an toàn theo quy định.

7. Hoạt động tập trung trong nhà, ngoài trời: Trong nhà (hội họp, tập huấn, hội thảo,...): tập trung tối đa 10 người; trường họp có ít nhất 90% người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 được tập trung tối đa 60 người. Ngoài trời: tập trung tối đa 15 người; trường họp có ít nhất 90% người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 được tập trung tối đa 90 người.

8. Các trường hợp khác phải được cơ quan có thấm quyền cho phép.

Các hoạt động tiếp tục tạm dừng:

Hoạt động kinh doanh, dịch vụ: quán bar, beer club, pub, spa, massage, dịch vụ làm đẹp, dịch vụ ăn uống tại chỗ, rạp chiếu phim, rạp xiếc, vũ trường, karaoke, trò chơi điện tử.

Hoạt động chợ tự phát, bán hàng rong, vé số dạo.

Hoạt động khác trừ các trường hợp được cho phép hoạt động

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ