Lưu ý: Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nghiên cứu tham quan về mô hình; tuyên truyền cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng xã hội nhận thức đầy đủ và đúng đắn về chủ trương, mục tiêu, nội dung, phương thức và hiệu quả của việc triển khai mô hình, tạo sự đồng thuận cao trong cộng đồng xã hội trong việc triển khai thực hiện mô hình.
Đánh giá, bổ sung về điều kiện cơ sở vật chất như phòng học, bàn ghế, tài liệu Hướng dẫn học, thiết bị dạy học,… tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên để xây dựng kế hoạch thích hợp thực hiện mô hình.
Thực hiện nhiều giải pháp để học sinh có đủ sách học như mượn tài liệu Hướng dẫn học đã có ở thư viện hoặc của anh chị để lại; huy động nguồn xã hội hoá; tổ chức tủ sách dùng chung của nhà trường; quan tâm hỗ trợ học sinh diện chính sách, diện có hoàn cảnh khó khăn; đăng ký mua tài liệu Hướng dẫn học cho học sinh, giáo viên tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam hoặc công ty sách thiết bị thành phố.
Tăng cường và đổi mới tập huấn; sinh hoạt chuyên môn cấp tổ, trường, cụm, quận/huyện cho cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên.
Thực hiện hướng dẫn của Bộ GD&ĐT triển khai đổi mới dạy lớp 1 nhằm đồng bộ và tạo thuận lợi việc áp dụng mô hình từ năm học 2016-2017.
Năm học 2015 - 2016, TP Hồ Chí Minh có 61 trường tiểu học thuộc 5 huyện ngoại thành và Quận 2 áp dụng toàn phần mô hình VNEN và 223 trường tiểu học nhân rộng từng phần mô hình VNEN với các mức độ khác nhau, trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, tiết kiệm, thiết thực và hiệu quả, không gây khó khăn cho cha mẹ học sinh và bức xúc trong dư luận xã hội.