TP HCM: Hỗ trợ ăn trưa cho trẻ mầm non thuộc hộ nghèo

GD&TĐ - TP HCM vừa có hướng dẫn liên Sở về việc thực hiện hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em 3, 4, 5 tuổi thuộc diện hộ nghèo đang theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập và ngoài công lập trên địa bàn thành phố.

TP HCM: Hỗ trợ ăn trưa cho trẻ mầm non thuộc hộ nghèo

Mỗi trẻ được hưởng chính sách tối đa trong 3 năm học. Năm học được hưởng là năm học mà trẻ có độ tuổi 3, 4, 5 tuổi theo giấy khai sinh. Không hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ 3, 4, 5 tuổi thuộc hộ cận nghèo.

Mức hỗ trợ: 120.000 đồng/tháng/trẻ. Việc chi trả kinh phí hỗ trợ ăn trưa được cấp theo số tháng thực học, tối đa 9 tháng/năm học và thực hiện 2 lần trong năm: lần 1 chi trả đủ 4 tháng vào tháng 10 hoặc tháng 11 hằng năm; lần 2 chi trả đủ 5 tháng vào tháng 3 hoặc tháng 4 hằng năm.

Cha mẹ, hoặc người giám hộ, người nhận nuôi (gọi tắt là phụ huynh) trẻ em mẫu giáo 3, 4, 5 tuổi khi đến nộp hồ sơ tại cơ sở giáo dục mầm non phải xuất trình bản gốc kèm theo bản sao các loại giấy tờ quy định.

Phương thức chi hỗ trợ cụ thể như sau:

Phương thức 1: Cơ sở giáo dục mầm non giữ lại kinh phí hỗ trợ để tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ (khuyến khích cơ sở giáo dục mầm non tổ chức nấu ăn tập trung cho trẻ);

Phương thức 2: Chi trả trực tiếp bằng tiền mặt cho cha mẹ học sinh được hỗ trợ (hoặc người giám hộ, người nhận nuôi).

Đối với cơ sở giáo dục mầm non công lập: Cơ sở giáo dục mầm non chịu trách nhiệm tiếp nhận kinh phí và thực hiện việc chi trả.

Căn cứ vào thực tế quản lý và cách tổ chức ăn trưa, lãnh đạo cơ sở giáo dục mầm non thống nhất với ban đại diện cha mẹ trẻ để quyết định 1 trong 2 phương thức nêu trên, và thông báo công khai cho hộ nghèo có đối tượng hỗ trợ được biết.

Đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập: Phòng GD&ĐT hoặc Sở GD&ĐT chịu trách nhiệm tiếp nhận kinh phí và tổ chức phối hợp với cơ sở giáo dục mầm non để thực hiện việc chi trả.

Căn cứ vào thực tế quản lý và cách tổ chức ăn trưa, lãnh đạo cơ sở giáo dục mầm non thống nhất với ban đại diện cha mẹ trẻ để quyết định 1 trong 2 phương thức nêu trên, và thông báo công khai cho hộ nghèo có đối tượng hỗ trợ được biết.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.