Theo Reuters, ông Al-Gais nhấn mạnh Nga là một bên quan trọng, đóng vai trò chính và có ảnh hưởng lớn trên bản đồ năng lượng thế giới, bên cạnh đó diễn biến mối quan hệ giữa Nga và Ukraine không phải là nguyên nhân sâu xa của việc tăng giá năng lượng vì thị trường dầu mỏ hiện nay ở trong tình trạng “rất bất ổn và hỗn loạn”.
Theo ông al-Gais, mọi dữ liệu xác nhận giá năng lượng bắt đầu tăng dần và tích lũy. Điều này diễn ra trước khi bắt đầu có những diễn biến quan hệ giữa Nga và Ukraine và do mọi người nhận thức rằng năng lực sản xuất dầu chỉ giới hạn ở một số quốc gia.
Ngày 18/6, Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Jennifer Granhom cho biết, nhà chức trách Mỹ đang kêu gọi các thành viên OPEC tăng sản lượng khai thác dầu mỏ nhằm giảm giá dầu.
Ngày 2/6, sau kết quả cuộc họp, các thành viên OPEC+ đã nhất trí tăng sản lượng khai thác dầu trong tháng 7 và 8 thêm 648 nghìn thùng/ngày thay vì 432 nghìn thùng/ ngày theo kế hoạch trước đó.
Theo kế hoạch đã được phê duyệt, Saudi Arabia có thể sản xuất 10.833 triệu thùng/ ngày vào tháng 7, cùng hạn ngạch từ Nga. Đối với UAE, mức sản xuất cho phép trong tháng 7 sẽ là 3.127 triệu thùng/ ngày, đối với Iraq là 4,58 triệu thùng/ngày, Kuwait – 2768 triệu thùng/ ngày.
Vào cuối tháng 3, các nước G7 đã kêu gọi OPEC và các nhà sản xuất dầu khí khác tăng nguồn cung trên thị trường thế giới để giảm sự phụ thuộc vào Nga.
Tuy nhiên, ngày 4/5, Tổng thư ký OPEC Mohammed Barkindo cảnh báo không có khả năng bổ sung khối lượng dầu do Nga sản xuất. Ông cho rằng các biện pháp trừng phạt đối với khí đốt và dầu Nga sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực lớn cho thị trường thế giới.
Trong bối cảnh EU áp dụng lệnh cấm vận một phần đối với đầu tư từ Nga, giá dầu đã tăng lên 123 USD/ thùng. Moscow nhấn mạnh rằng Nga sẽ không bị ảnh hưởng bởi việc EU ra quyết định giảm nhập khẩu năng lượng từ Nga vì giá cao sẽ bù đắp cho việc mất khối lượng xuất khẩu từ Nga sang châu Âu.