Tổng thư ký LHQ cảnh bảo "thảm họa thế hệ" liên quan tới GD do Covid-19

Tổng thư ký LHQ cảnh bảo "thảm họa thế hệ" liên quan tới GD do Covid-19

Ông Guterres cho biết ít nhất 40 triệu HS trênthế giới bị lỡ GD "trong năm học mầm non quan trọng của các em".

Ông Guterres cảnh báo thế giới đối mặt với "một thảm họa thếhệ, có thể làm lãng phí tiềm năng của con người, làm suy yếu hàng thập kỷ tiếnbộ và làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng vốn có".

Ngay cả khi trước đại dịch, ông Guterres nói rằng thế giới đốimặt "một cuộc khủng hoảng về học tập" với hơn 250 triệu trẻ em không tới trườngvà chỉ có ¼ HS trung học tại các nước đang phát triển rời trường với những "kỹnăng cơ bản".

Theo một dự báo toàn cầu bao gồm 180 quốc gia của UNESCO vàcác tổ chức đối tác, khoảng 23,8 triệu trẻ em và thanh thiếu niên từ trường mầmnon tới ĐH có nguy cơ phải bỏ học vì không tiếp cận được trường học vào năm saudo tác động của đại dịch lên nền kinh tế.

"Chúng ta đang ở một thời điểm quyết định cho trẻ em vàthanh thiếu niên của thế giới" – ông Guterres nói – "Những quyết định mà các chínhphủ và đối tác thực hiện bây giờ sẽ có tác động lâu dài lên hàng triệu người trẻtuổi và triển vọng phát triển của các nước trong nhiều thập kỷ tới".

Theo bản tóm tắt về chính sách, "sự gián đoạn chưa từng cótrong GD" do đại dịch còn lâu mới kết thúc và khoảng 100 quốc gia vẫn chưa tuyênbố được ngày mở cửa trường học mở cửa lại.

Ông Guterres kêu gọi hành động ở 4 lĩnh vực quan trọng, đầutiên là mở cửa trường học trở lại.

"Khi việc sự nhiễm Covid-19 trong cộng đồng được kiểm soát,việc cho HS trở lại trường và các cơ sở GD một cách an toàn nhất có thể phải làưu tiên hàng đầu" – ông cho biết.

Trợ lý Tổng giám đốc của UNESCO về GD, bà Stefania Giannininói với phóng viên rằng UNESCO có kế hoạch tổ chức một cuộc họp trực tuyến cấpcao vào mùa thu tới nhằm đảm bảo cam kết từ các nhà lãnh đạo trên thế giới và cộngđồng quốc tế trong việc dành sự ưu tiên hàng đầu cho GD trong chương trình nghịsự phục hồi sau đại dịch".

"Có thể có những đánh đổi về kinh tế, nhưng các trường học đóngcửa càng lâu thì tác động sẽ càng nặng nề, đặc biệt là đối với trẻ em nghèo vàdễ bị tổn thương nhất" – bà Giannini cảnh báo.

Bà nhấn mạnh rằng trường học không chỉ là nơi học mà còn lànơi cung cấp sự bảo vệ xã hội và dinh dưỡng, đặc biệt là cho người trẻ tuổi dễbị tổn thương.

Cuộc khủng hoảng Covid-19 càng làm tăng sự bất bình đẳngtrong lĩnh vực kỹ thuật số, xã hội và giới tính, theo bà Giannini. Trong đó cácbé gái, người tị nạn, người khuyết tập, người nhập cư và thanh niên ở khu vực nông thôn dễ bị tổn thương và ít có cơ hội tiếp tục học tập.

Ông Guterres cho rằng việc tăng tài chính cho GD phải được ưutiên.

Trước đại dịch, các nước có thu nhập thấp và trung bình đốimặt với khoảng cách về tài chính cho GD là 1,5 nghìn tỉ USD hàng năm – theo ôngGuterres và khoảng cách này sẽ tăng 30% do đại dịch.

Ông cho rằng các sáng kiến GD phải nhắm mục tiêu vào "nhữngHS có nguy cơ bị tụt lại phía sau nhiều hơn", bao gồm người trẻ tuổi trong cáccuộc khủng hoảng, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người phải sơ tán.Những sáng kiến này nên khẩn trương tìm cách thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số vốntrở nên rõ ràng hơn trong cuộc khủng hoảng Covid-19.

Về mặt tích cực, ông Guterres nói rằng đại dịch cung cấp một"cơ hội mang tính thế hệ để xem xét lại GD" và bước nhảy vọt tới các hệ thốngcung cấp GD chất lượng.

Để đạt được điều này, ông kêu gọi đầu tư vào "tăng sự hiểubiết và cơ sở hạ tầng kỹ thuật số", các hệ thống GD linh hoạt, bình đẳng, rộnglớn hơn.

Bà Giannini cho rằng đến nay những đổi mới đã được thực hiệntrong đại dịch, bao gồm học trực tuyến và GD qua radio, truyền hình đã "chứngminh sự thay đổi có thể diễn ra nhanh chóng".

Bà cho biết một liên minh các tổ chức toàn cầu đã phát động chiếndịch có tên "Hãy cứu lấy tương lai của chúng ta" để tăng cường tiếng nói của trẻem, người trẻ tuổi và thúc giục chính phủ trên toàn thế giới công nhận đầu tư vàoGD rất quan trọng trong việc hồi phục sau Covid-19 và cho tương lai của thế giới.

Theo AP

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ