Tổng thống Belarus đề nghị sản xuất chung vũ khí với Ukraine

GD&TĐ - Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã mời Ukraine tham gia sản xuất chung các tổ hợp tên lửa và sẵn sàng đưa quân tới gần biên giới giữa Belarus và Nga nếu cần.

Tổng thống Belarus  Alexander Lukashenko.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko.

Mới đây, Tổng thống Belarus đã đưa ra đề nghị sản xuất chung vũ khí với Ukraine, cụ thể đó là việc phát triển các tổ hợp tên lửa. Thông tin cụ thể về các tổ hợp này không được đề cập.

Tuy nhiên theo nhà lãnh đạo Belarus, những vũ khí này có thể mang lại cho họ hàng tỷ USD.

Ngoài ra, nhà lãnh đạo Belarus nhấn mạnh rằng ông sẵn sàng đưa quân tới biên giới giữa Belarus và Nga nếu cần.

“Nếu Ukraine muốn chúng tôi đóng cửa đường biên giới dài 400 km giữa Ukraine và Nga, nơi hiện không thuộc quyền kiểm soát của chính quyền Ukraine, chúng tôi sẽ đóng cửa biên giới này”, trích lời ông Lukashenko.

Ông Alexander Lukashenko cho rằng đây là một dự án rất có lợi cho Ukraine.

Hiện tại, Moscow vẫn chưa đưa ra bình luận chính thức về đề nghị sản xuất chung vũ khí với Ukraine của Belarus. Người phát ngôn của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov cho rằng, quyết định cho vấn đề này chủ yếu phụ thuộc vào các bên liên quan. 

Theo Avia.pro

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiến sĩ Thiện trong phòng nghiên cứu thí nghiệm về bê tông.

Từ bốc vác đến… tiến sĩ xứ 'cờ hoa'

GD&TĐ - Từ một học sinh miền quê với hoàn cảnh nghèo khó, chàng trai Trần Quốc Thiện (TP Đà Nẵng) đã vươn lên đạt nhiều thành tựu trong học tập nghiên cứu...
Nhóm tác giả nghiên cứu bột vỏ sầu riêng làm thức ăn cho vịt giúp nâng cao năng suất và chất lượng vật nuôi.

Vỏ sầu riêng làm thức ăn cho vịt

GD&TĐ - Thức ăn hữu cơ từ bột vỏ sầu riêng lên men giúp vịt mau lớn, tăng sức đề kháng là sản phẩm của nhóm HS Trường THPT Huỳnh Tấn Phát (Bình Đại, Bến Tre).
Ảnh minh họa.

Giá trị của hòa bình

GD&TĐ - Ralph Waldo Emerson từng nói: “Những chiến thắng thật sự và bền lâu là chiến thắng của hòa bình, không phải của chiến tranh”.
Gia đình 3 thế hệ ông Trần Út Nhì vào rừng ăn ong. Ảnh: Nguyễn Thanh Dũng.

Về U Minh Hạ theo chân thợ rừng 'ăn ong'

GD&TĐ - 'Ăn ong' như thế nào để không bị ong đốt, giữ được lượng mật và để ong còn trở về làm tổ, có lẽ chỉ những người thợ rừng lâu năm ở U Minh Hạ mới biết.