Tôn vinh giáo viên có thành tích xuất sắc trong duy trì sĩ số học sinh

GD&TĐ - Đây là giải pháp của Sở GD&ĐT Gia Lai trong việc duy trì sĩ số học sinh, hạn chế việc học sinh bỏ học dài ngày.

Tôn vinh giáo viên có thành tích xuất sắc trong duy trì sĩ số học sinh

Sở GD&ĐT Gia Lai vừa tổ chức hội nghị chuyên đề về duy trì sĩ số. Thông tin tại hội nghị, năm 2016 là năm có thời tiết khắc nghiệt, khô hạn kéo dài làm cho đời sống của đồng bào ở các vùng hạn hán gặp rất nhiều khó khăn, kéo theo việc học sinh nghỉ học dài ngày để phụ giúp gia đình và sắp có nguy cơ bỏ học là không thể tránh khỏi.

Phân công thầy cô giáo chịu trách nhiệm giúp đỡ học sinh

Trước tình trạng báo động học sinh có nguy cơ bỏ học cao, tại hội nghị này, Giám đốc Sở GD&ĐT Gia Lai yêu cầu các đơn vị trực thuộc Sở, các phòng GD&DT đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục đến phụ huynh và học sinh, nâng cao nhận thức về ý nghĩa việc học, tinh thần vượt khó. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tổ chức và cụ thếể hóa kế hoạch tuyên truyền để đạt hiệu quả cao nhất.

Đồng thời, xây dựng chương trình dạy học phù hợp với năng lực học sinh, soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinh đảm bảo chuấn kiến thức, kĩ năng của từng cấp học, giảm tải của chương trình,...

Quản lí chặt chẽ việc ra đề kiểm tra định kì, học kì theo ma trận đề và bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng, giảm tải và đặc biệt là theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Thực hiện giúp đỡ học sinh yếu, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, phân công mỗi thầy cô giáo chịu trách nhiệm giúp đỡ từ 1 đến 2 học sinh; phân công giáo viên phụ trách công tác tư vấn tâm lí học đường cho học sinh. Lồng ghép nội dung và chỉ tiêu duy trì sĩ số vào Nghị quyết của chi bộ nhà trường, hàng tháng phải tổ chức đánh giá, đề ra những biện pháp phù hợp.

Giám đốc Sở yêu cầu các phòng GD&ĐT chủ động tham mưu thành lập hoặc chuyển đổi các trường thành trường phổ thông dân tộc bán trú theo Quy hoạch kêế hoạch của UBND tỉnh phê duyệt đến năm 2020 là 34 trường (hiện nay toàn tỉnh có 23 trường). Phát triển mô hình trường phổ thông dân tộc bán trú là một biện pháp hữu hiệu, có ý nghĩa giúp hạn chế tình trạng học sinh bỏ học ở những vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Rà soát các chế độ chính sách đối với giáo viên và học sinh

Ngoài tiếp tục thực hiện tốt “3 đủ”, các nhà trường cần vận động học sinh trở lại trường lớp có sự cam kết giữa nhà trường với gia đình. Đồng thời phân công giáo viên phụ trách các thôn, bản để vận động học sinh ra lớp.

Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ của Sở được yêu cầu tiến hành rà soát các chế độ chính sách đối với giáo viên và học sinh trên cơ sở các văn bản quy định của trung ương và địa phương để tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh có những chế độ chính sách đặc thù của địa phương phù hợp với đối tượng học sinh người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Tổ chức các phong trào thi đua chuyên đề nhằm phát huy sự nhiệt huyết của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức ngành Giáo dục của tỉnh trong công tác duy trì sĩ số học sinh. Triển khai cuộc vận động “Mỗi cán bộ, giáo viên nhận đỡ đầu một học sinh có nguy cơ bỏ học vì gia đình có hoàn cảnh khó khăn hay học yếu”.

Chỉ đạo các cấp học, các trường phân loại trình độ học sinh, lập danh sách những học sinh yếu kém có nguy cơ lưu ban, bỏ học để có kế hoạch phụ đạo cho học sinh; triển khai thực hiện nhiều biện pháp để tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc. Đẩy mạnh các hoạt động phong trào trong nhà trường phù hợp với tâm lí, lứa tuổi, nhằm thu hút các em đến trường.

Tăng cường công tác kiểm tra thực tế đối với các đơn vị trường học có số học sinh bỏ học nhiều để bàn biện pháp chấn chỉnh ngay tình trạng học sinh bỏ học.

Xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng dạy và học, duy trì sĩ số, chống bỏ học, đặc biệt là đối với các trường ở những vùng khó khăn. Tham mưu việc phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS; xây dựng khái niệm, tiêu chí cụ thể đánh giá thế nào là học sinh bỏ học, học sinh sắp có nguy cơ bỏ học và thống kê một cách chính xác số lượng học sinh bỏ học…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ