Tôn giáo luôn đồng hành cùng sự nghiệp phát triển GD

Tôn giáo luôn đồng hành cùng sự nghiệp phát triển GD

(GD&TĐ) - Mới đây, tại tỉnh Trà Vinh, Hội Khuyến học Việt Nam tổ chức Hội nghị “ Các tôn giáo tham gia công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập”. Tham dự có các ông Phó Chủ tịch Hội  Khuyến học Việt Nam (HKHVN): PGS. TS Lương Ngọc Toản, PGS. TS Trần Xuân Nhĩ cùng hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các tổ chức Tôn giáo, lãnh đạo Hội Khuyến học của 20 tỉnh, thành Miền Đông và Tây Nam bộ.

Phát biểu tại Hội nghị PGS. TS Lương Ngọc Toản, Phó Chủ tịch Hội KHVN nhận định: Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận trong nhân dân và tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng XHCN ở nước ta. Để thực hiện lý tưởng “Tốt đời, đẹp đạo” các tôn giáo đều thống nhất lấy sự nghiệp học tập tiến bộ làm gốc. Do đó, từ khi Hội Khuyến học được thành lập, các tổ chức Hội đã gắn mục tiêu tôn chỉ của mình với các hoạt động nhân đạo của các tổ chức tôn giáo. Chính vì vậy, các tôn giáo luôn đồng hành cùng Hội Khuyến học và ngành Giáo dục và Đào tạo như: Nuôi dưỡng trẻ em bị thiệt thòi, tặng quà và phát học bổng cho học sinh nghèo hiếu học, vận động giáo dân, phật tử hiến đất xậy trường học, tham gia vào việc xây dựng, phát triển TTHTCĐ, hưởng ứng phong trào xây dựng “Gia đình hiếu học”, “ Họ đạo khuyến học”….

Nhân dịp này, đại biểu được nghe 23 bài báo cáo tham luận về việc tham gia công tác “khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập” của các lãnh đạo Hội, các vị chức sắc tôn giáo của từng địa phương.

Tiêu biểu như: Chùa  Ôchhuc (thuộc huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh):  Tính từ năm 2008 đến nay, Chi Hội nhà chùa đã xây dựng được quỹ khuyến học gần 1 tỷ đồng để cấp phát học bổng cho học sinh hằng năm, như: sách, tập viết, xe đạp, quần áo… Ngoài ra, nhà chùa còn nhận nuôi 15 trẻ mồ côi; vận động bà con phật tử tham dự 369 lớp do Trung tâm học tập Cộng đồng tổ chức, có 1.265 lượt người dự, với các nội dung như: học chữ Khmer, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, sản xuất, học nghề ngắn hạn … đã góp phần nâng cao dân trí, giúp người dân thoát nghèo bền vững. 

Hay như Chùa Kh’leang (phường 6, T.P Sóc Trăng): Hằng năm, nhà chùa đã hỗ trợ hàng chục triệu đồng để nuôi cơm cho  hàng trăm học sinh, sinh viên nghèo ở vùng nông thôn sâu, vùng xa để đi học phổ thông, Trung cấp nghề, Cao đẳng, Đại học. Những học sinh học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhưng học giỏi còn được nhà chùa hỗ trợ tiền học, mua phương tiện như: xe đạp, xe honda, cặp da, tập viết… Bênh cạnh đó, nhà chùa còn hiến 8.100m2 đất xây dựng trường BTVH Pali Trung cấp nam bộ. Riêng Ban trị sự Tỉnh Hội Phật giáo Sóc Trăng, hằng năm còn duy trì tổ chức được 04 lớp học tình thương cho gần 500 trẻ em mồ côi, cơ nhỡ, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được học tập, ăn, ở miễn phí. Đặc biệt, nhằm thu hút các cháu học tập đông đủ, Ban trị sự còn hỗ trợ cho phụ huynh những em này như: tiền, gạo, các loại nhu yếu phẩm … Với tổng giá trị khoảng 1tỷ đồng/năm.

Còn đối với Giáo xứ Đông Hòa (thuộc huyện An Minh, Kiên Giang), theo đại biểu Linh mục Bùi Văn Tăng, cho biết: Giáo xứ này đã xây dựng được 01 trường Mẫu giáo tình thương có 4 phòng học. Hằng năm, nhà trường đã thu nhận được gần 200 cháu vào các lớp Mẫu giáo; tổ chức dạy cho gần 500 phụ nữ có nghề cắt may để đi làm cho các công ty, xí nghiệp; xây dựng được 3 cây cầu bê tông cho học sinh đi học, với tổng kinh phí 250 triệu đồng; tổ chức cấp phát học bổng, khen thưởng cho học sinh giỏi, học sinh nghèo hiếu học, tổng kinh phí gần 50 triệu đồng/năm. Hay như chùa Cẩm Phong (huyện Gò Dầu, Tây Ninh):  từ năm 1999 đến nay, nhà chùa đã nhận nuôi 76 trẻ mồ côi. Những em này đều được nhà chùa lo ăn học cho đến khi có nghề để tự ổn định cuộc sống. Đặc biệt, năm 2011 nhà chùa còn tặng 400 phần quà cho học sinh nghèo là người Việt Nam đang học ở trường Tiểu học HunSen, thuộc tỉnh Ron Va Che (Campuchia).

Theo đại biệu Đặng Phúc Minh - Phó Chủ tịch Hội KH huyện Vĩnh Thạnh (TP Cần Thơ), cho biết: Địa bàn huyện Vĩnh Thạnh có khoảng 34 xứ đạo. Nơi đây không chỉ phát triển tốt về công tác khuyến học, khuyến tài, các xứ đạo còn được các Linh mục thường xuyên chỉ dẫn, dạy bảo về đạo đức cho tất cả mọi người. Chính vì vậy, nhiều năm liền 34 xứ đạo này đều đạt danh hiệu Giáo xứ “ Ba không” : không mại dâm, không xì ke ma túy, không trộm cắp.

Qua điển hình những việc làm của một số tôn giáo trên cho thấy, tuy các tổ chức tôn giáo chưa có công tác cụ thể đối với việc “ khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập”, nhưng mỗi cơ sở đều thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, hướng về sự nghiệp giáo dục; Các tổ chức tôn giáo đều nhận thức được sự đúng đắn của chủ trương, chính sách về “khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập” của Đảng, Nhà nước. 

Phát biểu tổng kết Hội nghị, ông Trần Xuân Nhĩ , Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam nói: Trong thời gian qua, các cơ sở tôn giáo đã làm mọi cách, vận dụng nhiều hình thức tùy theo tình hình, khả năng của mình với mục đích chung là làm tốt công tác từ thiện, an sinh xã hội: Chăm sóc trẻ khó khăn, mồ côi, bị bỏ rơi; lo chỗ ăn ở, khám chữa bệnh, mở trường lớp, làm đường giao thông….. , đã góp phần thực hiện tốt công tác trong và ngoài nhà trường của địa phương. Những thành tích này đáng được ghi nhận và biểu dương một cách tích cực nhất. Đồng thời, ông còn nhấn mạnh: “ Qua Hội nghị lần này, trong thời gian tới các tổ chức tôn giáo cần phối hợp tích cực hơn nữa với các trường, Hội Khuyến học các cấp để kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ cho những hoàn cảnh khó khăn vì một xã hội học tập phát triển sâu rộng, vững mạnh hơn. 

KHEMRINH

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.