Tôi vẫn yêu thương con hết mực, sao lại đến nông nỗi này?

Chị đã bỏ qua cơ hội cùng các con đồng hành lớn lên, trưởng thành và chia sẻ vui buồn cùng con trong cuộc sống.

Tôi vẫn yêu thương con hết mực, sao lại đến nông nỗi này?

Trường tiểu học nơi cu Bi theo học lại có giấy mời triệu tập chị tới cuộc họp phụ huynh. Chị gọi cho tôi, giọng thảng thốt: "Chết rồi Hương ơi, chắc cu Bi lại gây ra chuyện nữa rồi".

Trấn an chị, tôi dịu giọng: "Thì đành phải bình thản đối diện với mọi tốt xấu của con thôi, rồi tìm ra hướng giải quyết. Nếu mẹ lo âu bấn loạn sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới con đầu tiên. Chị cứ tới xem tình hình cụ thể thế nào rồi ta bàn tiếp".

Toi van yeu thuong con het muc, sao lai den nong noi nay?

Là cu Bi nổi loạn trong lớp. Bé thuộc dạng to con nhất lớp, cộng với mấy thước phim đánh đấm trong laptop ở nhà mẹ không để tâm hết nên bị tiêm nhiễm. Vậy là bé chọc giận các bạn khác, ngáng chân bạn Lan Anh khiến bạn ngã sóng soài, rồi cười hề hề khoái chí.

Một lần khác, cu Bi kéo tay bạn Mai. Bạn vùng ra không hợp tác, vậy là cu Bi như bị kích động, kéo bạn lại mạnh hơn khiến bạn bị ngã, trầy xước cả cánh tay.

Tuy là đứa trẻ hiếu động và cá biệt trong lớp, nhưng cu Bi lại rất nhạy cảm và tỏ ra khao khát những cái ôm hôn của các cô giáo tại lớp học. Ở một góc độ khác, bé yếu đuối và có xu hướng tìm sự che chở ở những người mà bé thực sự yêu thương và tin tưởng.

Cô giáo hỏi chị, vậy thời gian thực sự trong ngày chị dành cho con có nhiều không, hay phải lo công việc và bị phân tâm? Chị nói vẫn yêu thương và dành cho con sự quan tâm đặc biệt. Buổi sáng chị vẫn bế con ra khỏi giường, mặc dù chị bị chứng đau lưng hành hạ, và thằng bé thì thể trạng cùng cân nặng vượt trội so với những đứa trẻ khác cùng lứa tuổi.

Sáng sáng cùng với anh trai cu Bi năm nay vào lớp hai, ba mẹ con vẫn bắt đầu một ngày tất bật. Chị vẫn hỗ trợ con trong việc mặc đồ chuẩn bị đi lớp.

Cô giáo nhẹ nhàng chia sẻ, đành rằng chị yêu thương con nhưng là sự đầu tư tình cảm không đúng cách. Không nhất thiết phải gồng mình bế bồng con khi chúng chẳng còn nhỏ dại mới là thể hiện tình yêu thương. Và việc chị đón lõng cảm xúc mong muốn của trẻ, giúp chúng đi từng đôi tất, mặc từng bộ quần áo ở tuổi đã vào lớp một, liệu có quá yêu chiều?

Chính cô giáo lên tiếng xác nhận, khi ở lớp, cu Bi có thể tự mình đi giầy, mặc áo ấm và kéo khóa một cách thành thục. Còn ở nhà, thấy mẹ hỗ trợ vô điều kiện nên thằng bé có tâm lý ỷ lại cũng là điều dễ hiểu.

Trong khi đó, việc lắng nghe trẻ và đồng hành cùng chúng, chị lại gạt sang một bên. Chị lo trẻ làm hỏng đồ, đụng vào dao đứt tay, hậu đậu làm bể bát...nên dành làm hết một mình. Chị đã bỏ qua cơ hội cùng các con lớn lên, trưởng thành và chia sẻ vui buồn cùng con trong cuộc sống.

Toi van yeu thuong con het muc, sao lai den nong noi nay?

Có lần cu Bi được tham gia cắt rau củ quả ở lớp, thằng bé mặt mũi sáng rực và vô cùng hãnh diện vì được cô giáo khen hoàn thành tốt nhiệm vụ. Rồi thằng bé mặt ỉu xìu, nói ở nhà mẹ chẳng bao giờ cho anh em con đụng vào mấy việc này.

Thằng bé còn kể, mẹ còn nhốt anh em con vào phòng để rảnh tay làm việc nhà vì sợ anh em con phá quấy. Trong thời gian đó, anh em con buồn chán vì không có việc gì làm nên đành mày mò vào laptop và xem mấy thước phim hành động.

Chị thú nhận những sự việc con kể là đúng, nhưng thanh minh rằng vì hai con còn nhỏ dại, không muốn chúng vất vả sớm, hơn nữa sự giúp đỡ của chúng không hiệu quả nên cực chằng đã mới phải làm vậy.

"Đừng tách con ra khỏi chiến tuyến của gia đình, hãy cùng con khơi dậy tinh thần đồng đội - cả gia đình ta là một team đoàn kết và vững mạnh, đồng thời nên khích lệ con  chủ động hỗ trợ mẹ việc nhà. Sau này chị sẽ sở hữu những đứa con ngoan ngoãn và không nề hà giúp mẹ việc lớn nhỏ" - Cô giáo bé Bi kết thúc buổi họp phụ huynh, nhắn nhủ lại.

Theo phunuonline.com.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ