Tôi chết lặng sau khi nghe cuộc điện thoại của con gái học giỏi, ngoan hiền

Chị H. cho biết, con mình từ nhỏ đều học ở lớp mà giáo viên chủ nhiệm là người quen của bố mẹ. Chính vì vậy chị H. cực kỳ yên tâm.

"Tôi không bao giờ nghĩ con mình lại thốt nên những lời đó" 

Chị H. (Nam Định) hiện là giáo viên dạy Toán, chồng chị dạy môn Vật Lý. Bà mẹ này có cô con gái đang học lớp 8 tại một trường THCS top đầu của tỉnh.

Nói về việc học của con, chị H. tâm sự: "Vợ chồng tôi đều là giáo viên nên kèm cặp con gái kỹ lưỡng lắm. Từ năm lớp 1 đến lớp 8, cháu đều được làm cán bộ lớp. Năm nào điểm tổng kết cũng 8, 9 phẩy. 

Ngoài chuyện học thì về đạo đức chúng tôi cũng rất yên tâm. Con từ bé đều học ở lớp mà giáo viên chủ nhiệm (GVCN) là bạn bè thân quen của bố mẹ. Thế nên con có vấn đề gì, các cô gọi điện báo ngay. Chắc vì thế nên con cũng ý thức hơn so với bạn bè".

Tuy nhiên mới đây một câu chuyện xảy ra khiến chị H. hốt hoảng nhận ra mình không hiểu con như vẫn tưởng.

Vào một ngày, con gái chị H. đi học về kể chuyện bị bạn cùng lớp chép bài trong giờ kiểm tra môn tiếng Anh. "Con gái tôi khá tức tối vì bị bạn học lười biếng quấy rầy, không để yên cho làm bài. Vì bạn cùng lớp tính đanh đá nên con tôi phải cho chép cả bài.

Nghe con kể tôi cũng bực và định bụng mai sẽ gọi điện cho GVCN của con để trao đổi. Tuy nhiên tối hôm ấy, khi tôi mang đồ ăn nhẹ lên phòng học cho con thì choáng nặng".

Chị H. cho biết, chị tình cờ nghe thấy con đang buôn điện thoại với một người bạn. "Tôi chưa từng nghĩ con gái mình có thể chửi bậy tục tĩu đến như vậy. Cháu vừa kể chuyện cho bạn, vừa văng đủ mọi ngôn từ bậy bạ để miêu tả người bạn chép bài. Cháu còn huênh hoang bảo: "Mẹ tao quen với giáo viên, tao sợ *** gì. Mai bà già tao gọi điện, con Ng. mà không bị điểm 0 tao đi đầu xuống đất". 

Đi lên phòng học của con gái, tôi nghe thấy cuộc điện thoại khiến bản thân chết lặng: Thì ra mình là giáo viên mà không dạy nổi con - Ảnh 1.
Chị H. mang đồ ăn cho con và chết ngất khi nghe thấy con gái ngoan đang chửi bậy. (Ảnh minh họa).

Chuyện con chửi bậy, chị H. chưa dám nói với chồng bởi chồng chị khá nóng tính. Hiện tại, bà mẹ này vẫn đang suy nghĩ xem nên tiếp cận con như nào. 

"Mỗi năm dạy cả trăm học sinh nhưng đến con mình thì tôi lại thấy bế tắc. Tôi quản con từ chuyện học đến chuyện bạn bè, khuyên nên chơi với ai thì tốt, ai không nên. Vậy mà chẳng hiểu sao con vẫn học thói chửi bậy". 

Cùng tâm trạng với chị H., anh Thái (Hà Nội) cũng từng bàng hoàng phát hiện ra con chửi bậy "thành thạo" như hát rap. Tuy nhiên đó là câu chuyện của tận 9 năm trước, khi con trai anh vẫn còn đang học THPT.

"Lúc nghe thấy con chửi bậy với bạn bè, tôi cũng sốc nhưng không hoảng. Vì các cháu tuổi dậy thì, thích "ra vẻ ta đây". Không phải chỉ mỗi học sinh hư mà cả học sinh ngoan cũng chửi bậy như thường. Các cháu thấy bạn chửi thì mình cũng chửi theo", anh Thái cho biết.

Sau đó, anh Thái đã ngồi nói chuyện thẳng thắn với con. Anh hỏi con vì sao lại chửi bậy, thấy cách nói chuyện đó có gì hay?.

"Tôi không quát mắng mà cứ bình tĩnh nói chuyện với con như hai người bạn thôi. Và đúng như suy nghĩ của tôi, con chửi vì thấy xung quanh ai cũng chửi, nghĩ là nó ngầu. Tôi bảo con: Chỉ những người vô văn hóa mới thấy việc chửi bậy là ngầu, vì họ không có bản lĩnh, tài năng gì khiến người khác phải nể. Người tài giỏi thì chú tâm vào việc học, vào kiếm tiền để có địa vị xã hội, thế mới là ngầu", anh Thái  chia sẻ.

Đi lên phòng học của con gái, tôi nghe thấy cuộc điện thoại khiến bản thân chết lặng: Thì ra mình là giáo viên mà không dạy nổi con - Ảnh 2.
Khi còn học THPT, con anh Thái cũng chửi bậy như hát rap. (Ảnh minh họa).

Ông bố này hài hước kể thêm: "Không biết lúc đó con tôi có hiểu thật không nhưng cháu gật đầu kinh lắm. Hiện tại thì con đã đi làm rồi. Có lẽ cuộc sống va vấp của người trưởng thành cũng giúp cháu hiểu được cái gì nên và không nên. Đâu là những lời nên thốt ra khỏi miệng để người khác không phản cảm với mình. 

Tôi nghĩ ai cũng sẽ có một "giai đoạn trục trặc", tâm lý bất ổn. Việc của gia đình là chỉ ra cho con biết cái đúng, cái sai. Thật ra con ở độ tuổi dậy thì mà chửi bậy thì tôi không sợ lắm. Con đã đi làm, đã đầy đủ nhận thức mà vẫn cư xử như 1 đứa trẻ thì mới đáng sợ". 

Vì sao học sinh ngày này nói tục, chửi thề?

Có một thực tế đáng buồn, đó là học sinh ngày nay nói tục, chửi thề nhiều hơn hẳn so với lứa 8x, 9x ngày trước. Các em có thể ít nói ở trường lớp vì sợ thầy cô giáo, sợ nội quy nhưng ra đến đường, trong giao tiếp bạn bè và đặc biệt là trên mạng xã hội thì "nói thả phanh".

Vậy nguyên nhân nào khiến học sinh ngày nay nói tục, chửi thề nhiều như vậy? Theo các chuyên gia tâm lý, có 5 nguyên nhân như sau:

- Gia đình thiếu quan tâm giáo dục con về lời ăn tiếng nói chuẩn mực. Chính người lớn cũng nói tục, chửi thề và không làm gương cho con trẻ.

- Chương trình môn giáo dục đạo đức chưa thật sát với từng lứa tuổi, đặc biệt với học sinh mầm non, tiểu học là đối tượng cần "học ăn, học nói, học gói, học mở".

- Các trường học có nội quy cấm học sinh nói tục, chửi thề nhưng chưa thật sự sát sao. Khi phát hiện học sinh nói tục, chửi thề thì không ít giáo viên làm ngơ, không nhắc nhở, chấn chỉnh hay có hình phạt đúng mức.

Đi lên phòng học của con gái, tôi nghe thấy cuộc điện thoại khiến bản thân chết lặng - Ảnh 4.

- Học sinh bị tác động bởi môi trường giao tiếp từ trong gia đình, khu phố, ngoài xã hội và trên các trang mạng xã hội. 

- Học sinh còn hạn chế về nhận thức, chưa thấy việc nói tục, chửi thề là một tật xấu. Nhiều em thấy bạn nói thì mình cũng nói, cho rằng đó là một cách để thể hiện "đẳng cấp", thể hiện cái tôi cá nhân. 

Để ngăn chặn thói quen xấu ở trẻ, gia đình và nhà trường cần phối hợp, quan tâm sát sao. Về phía nhà trường chú trọng các bài học trong giờ Giáo dục công dân, Đạo đức; đề ra nội quy và có hình phạt nếu học sinh vi phạm. Về phía gia đình, bố mẹ cần làm tấm gương cho con. Bạn không thể dạy con không nói tục, chửi bậy nếu bản thân vẫn vô tư nói ra những lời đó mỗi ngày. 

Theo Pháp luật và bạn đọc

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.