Theo đó, một tia sét đã đánh vào máy bay 15 phút sau khi cất cánh. Máy bay phải chuyển sang dùng điện từ pin ắc qui (Cấu hình điện khẩn cấp EEC), còn bộ phận điều khiển được đặt ở chế độ điều khiển trực tiếp (Chế độ trực tiếp).
Trang tin Kommersant cho biết, chế độ EEC không yêu cầu đưa ra tín hiệu khẩn cấp. Đó là lí do vì sao không có lính cứu hỏa trên đường băng lúc vụ cháy xảy ra.
Lúc đó, một tình huống bất thường nảy sinh trên SSJ100. Phi hành đoàn phải đến lần thứ 2 mới hoàn thành việc cho máy bay hạ cánh và máy bay đã vượt qua điểm hạ cánh được tính toán.
Trong tình huống đó, các phi công đã cố ép máy bay vào đường băng, mặc dù bánh xe của máy bay chưa chạm xuống đường. Và ngay trước khi hạ cánh, phi công đã tăng lực đẩy lên đáng kể, đồng thời hạ mũi máy bay xuống.
Do đó, chiếc máy bay đã hạ cánh với tốc độ vượt quá tốc độ cho phép và bị bật lên khỏi đường băng 2 lần. Các trụ chống của khung gầm máy bay đã va chạm với bình nhiên liệu khiến máy bay bốc cháy. Đó là một sai lầm nguy hiểm và không thể biện minh dẫn đến vụ tai nạn SSJ100.
Theo lí thuyết, ngay sau lần hạ cánh không thành công đầu tiên, phi hành đoàn phải dừng hạ cánh và thực hiện cất cánh khẩn cấp. Tuy nhiên, phi hành đoàn SSJ100 đã không làm như vậy.
Vụ tai nạn máy bay SukhoiSuperjet 100đã khiến 41 trong số 78 hành khách trên máy bay thiệt mạng.