Tọa đàm "Dạy và học Ngoại ngữ trong bối cảnh Covid": Tin vào thành công

GD&TĐ - Chương trình tọa đàm trực tuyến “Dạy và học Ngoại ngữ trong bối cảnh Covid” do Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Đà Nẵng đăng cai là nội dung sinh hoạt của CLB các Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng Ngoại ngữ miền Trung.

Đầu cầu Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Đà Nẵng trong chương trình tọa đàm trực tuyến "Dạy học và học ngoại ngữ trong bối cảnh Covid"
Đầu cầu Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Đà Nẵng trong chương trình tọa đàm trực tuyến "Dạy học và học ngoại ngữ trong bối cảnh Covid"

Chương trình tọa đàm có sự tham gia của đại diện Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam, ĐH Đà Nẵng cùng Ban giám hiệu Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng, Trường ĐH Ngoại ngữ - Đại học Huế, Trường ĐH Quảng Nam, Trường ĐH Phạm Văn Đồng (Quảng Ngãi).

Tọa đàm thu hút sự tham gia của hơn 150 giảng viên, nghiên cứu sinh, các nhà quản lý giáo dục từ 25 trường và cơ sở đào tạo. 

PGS, TS. Trần Hữu Phúc, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng, Chủ nhiệm Câu lạc bộ các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ miền Trung chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn và sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên nhà trường. 

“Diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 đã cho thấy hiệu quả của việc ứng dụng CNTT, của chuyển đổi số trong dạy và học cũng như các diễn đàn khoa học, học thuật. Cùng với nhiều sáng kiến mới, thủ thuật hay, giảng viên nhà trường đã thể hiện sinh động các clip bài giảng ấn tượng tại studio và trên hệ thống trực tuyến.

Chúng ta hoàn toàn tin chắc vào sự thành công trong việc chuyển đổi số từ sự sẵn sàng của giảng viên và người học trong kỷ nguyên cách mạng công nghệ 4.0" - PGS.TS Trần Hữu Phúc nhận định. 

Các điểm cầu của chương trình tọa đàm trực tuyến Dạy và học Ngoại ngữ trong bối cảnh Covid
Các điểm cầu của chương trình tọa đàm trực tuyến Dạy và học Ngoại ngữ trong bối cảnh Covid 

Ngay từ đợt dịch đầu tiên bùng phát tại Việt Nam vào đầu năm 2020, Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng đã nhanh chóng trang bị hệ thống dạy-học trực tuyến, hệ thống phòng Lab khảo thí ngoại ngữ; các phòng ngôn ngữ và văn hóa đặc thù của từng ngoại ngữ đang được đào tạo tại trường, kể cả không gian ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam cho người nước ngoài.

Việc đầu tư kịp thời và trang bị hiện đại từ những năm qua đã phát huy tác dụng tốt nhất, thiết thực nhất, đáp ứng rất hiệu quả các yêu cầu của công tác đào tạo trực tuyến, nghiên cứu khoa học, khảo thí, trao đổi sinh viên, các chương trình liên kết quốc tế, đào tạo tiếng Việt và văn hóa Việt Nam cho người nước ngoài; kể cả kiểm định chất lượng chương trình đào tạo;đồng thời đảm bảo an toàn để thực hiện các nhiệm vụ phòng chống dịch Covid-19. 

Các tham luận được trình bày tại buổi tọa đàm xoay quanh nội dung: Chuyển đổi số, giải pháp cho hoạt động đào tạo trong bối cảnh Covid của Trường ĐH ngoại ngữ, ĐH Đà Nẵng; tổ chức dạy học trực tuyến qua hệ thống LMS: thách thức và giải pháp trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Huế;  bồi dưỡng giáo viên trong thời đại số của Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng,..

Những thảo luận tại buổi tọa đàm mang đến cho người tham dự cái nhìn đa diện về dạy và học online cũng như tạo cảm hứng và tiếp thêm động lực cho những sáng kiến dạy học theo hình thức trực tuyến trong bối cảnh Covid 19. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.