Tổ chức Công đoàn các trường ĐH trong cơ chế tự chủ: Phải thực sự là chỗ dựa cho người lao động

Quang cảnh Hội nghị
Quang cảnh Hội nghị

Dự hội nghị có ông Ngọ Duy Hiểu – Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; bà Nguyễn Thị Kim Phụng – Vụ trưởng Vụ GD Đại học (Bộ GD&ĐT); Chủ tịch CĐGD Việt Nam Vũ Minh Đức, cùng đại diện các Chủ tịch, Phó chủ tịch, cán bộ công đoàn chủ chốt của các ĐH, các trường ĐH, các trường CĐSP, các đơn vị trực thuộc CĐGD Việt Nam…

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Chủ tịch CĐGD Việt Nam Vũ Minh Đức cho rằng, đổi mới hoạt động công đoàn là nhiệm vụ quan trọng đặt ra trong bối cảnh hiện nay. Trong quá trình các trường ĐH chuyển đổi cơ chế quản lý, điều hành và vận động theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GD ĐH, các cấp công đoàn trong ngành GD (đặc biệt là công đoàn các trường ĐH) sẽ có tác động và ảnh hưởng rất lớn tới đội ngũ NGNLĐ trên nhiều phương diện. Đồng thời, hoạt động của tổ chức công đoàn trong các nhà trường cũng có mặt trong các khâu quan trọng như: thành lập, kiện toàn hội đồng trường; nâng cao năng lực quản trị và tổ chức truyền thông.

Chủ tịch Công đoàn GD Việt Nam Vũ Minh Đức phát biểu khai mạc Hội nghị
Chủ tịch Công đoàn GD Việt Nam Vũ Minh Đức phát biểu khai mạc Hội nghị

Vì thế, hoạt động công đoàn đang đứng trước những cơ hội cũng như thách thức rất lớn.

Theo Chủ tịch CĐGD Việt Nam Vũ Minh Đức, một trong những điểm đổi mới quan trọng trong các nhà trường hiện nay là vấn đề tự chủ. Đi theo đó, quyền lợi, trách nhiệm của mỗi NGNLĐ cũng bị những tác động nhất định. Cơ chế tự chủ kéo theo những biến động trong quy hoạch, chiến lược phát triển của mỗi nhà trường, tác động đến vị trí việc làm của từng đơn vị và cá nhân.

Trước tác động của những điều khoản lao động trong Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình dương (CPTPP) bắt đầu có hiệu lực, theo đó cơ hội việc làm của NLĐ cũng có những biến chuyển khó lường. Tất cả đã đặt ra thách thức cho tổ chức công đoàn nói chung, tổ chức công đoàn trong các nhà trường nói riêng.

Vụ trưởng Vụ GD ĐH Nguyễn Thị Kim Phụng chia sẻ ý kiến
 Vụ trưởng Vụ GD ĐH Nguyễn Thị Kim Phụng chia sẻ ý kiến

Những cách tiếp cận cũ về quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ chắc chắn sẽ phải thay bằng những cách tiếp cận mới. Những cách làm cũ sẽ phải thay thế bởi cách tư duy mới với sự sáng tạo không ngừng để tổ chức công đoàn trong các nhà trường thật sự là chỗ dựa, nơi gửi gắm, chia sẻ và hỗ trợ NGNLĐ. 

Phó Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu trao đổi tại Hội nghị
 Phó Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu trao đổi tại Hội nghị

“Công đoàn không chờ đợi, công đoàn sẽ phải cùng bước đi, cùng ghé vai và cùng hợp sức với các nhà trường, vì thế việc tạo ra một diễn đàn để huy động trí tuệ trách nhiệm và sức mạnh của tất cả cán bộ của công đoàn trong các trường ĐH đã thí điểm, đang tiến hành và sẽ triển khai là một việc làm cần thiết có ý nghĩa trong thời điểm hiện nay…” - Chủ tịch CĐGD Việt Nam Vũ Minh Đức nhấn mạnh.

Các đại biểu tích cực đóng góp ý kiến
Các đại biểu tích cực đóng góp ý kiến

Tại hội nghị, Vụ trưởng Vụ GD ĐH Nguyễn Thị Kim Phụng chia sẻ: Đây là nội dung quan trọng giới thiệu một cách khái quát nội hàm của tự chủ ĐH, lộ trình và những vấn đề liên quan đến tổ chức công đoàn trong các trường ĐH trong tiến trình tự chủ ĐH; Phó Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu trao đổi về đổi mới công đoàn, quyền lợi, trách nhiệm công đoàn trong thời kỳ hội nhập…

Tại Hội nghị các đại biểu cũng đã thảo luận và chia sẻ nhiều kinh nghiệm xoay quanh các chủ đề của Hội nghị như: vai trò của công đoàn trong cơ chế tự chủ ĐH; chức năng giám sát của công đoàn có vai trò gì và được thể hiện như thế nào trong cơ chế tự chủ các trường ĐH; tổ chức công đoàn trong trường có vai trò như thế nào...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...