Tờ 100 nghìn giả và chỉ lời nói của một cậu bé đã khiến người bán cá tỉnh ngộ

GD&TĐ - Một người phụ nữ nghèo khó, một tờ tiền 100 nghìn tiền giả đã thức tỉnh được lương tâm của một ông chủ cửa hàng bán cá.

Tờ 100 nghìn giả và chỉ lời nói của một cậu bé đã khiến người bán cá tỉnh ngộ

Ở phía nam của một thị trấn nọ có một chợ bán thực phẩm rất lớn. Trong chợ có một cửa hàng cá rất tươi ngon, vì thế cửa hàng vô cùng đông khách. Ông chủ cửa hàng là một người đàn ông chừng 50 tuổi.

Trong một lần trò chuyện cùng ông, ông cho biết rằng: “Trước đây, việc kinh doanh của tôi chỉ đủ nuôi sống gia đình hằng ngày, sở dĩ có được sự chuyển biến như ngày hôm nay là do tôi may mắn gặp được một người khách”.

Ông kể rằng, cách đây năm năm, một hôm có một cậu bé chừng 7,8 tuổi đến chợ để mua thức ăn. Cậu bé đã đi đến cửa hàng bán cá của tôi rồi ngập ngừng nói: 

“Bác ơi, bán cho cháu hai con cá chim với ạ!”.

Tôi liền bắt cho cậu bé hai con cá chim. Cậu bé móc mãi mới lấy ra được tờ 100 nghìn trong túi.

Tôi hỏi: “Là tiền lì xì của cháu hả? Không nỡ tiêu nó đúng không?”.

Hai má cậu bé đỏ ửng lên. Tôi trả lại cho cậu 64 nghìn, cậu bé nhận tiền xong và chào tôi rồi vội vã đi ngay.

Sáng hôm sau, cậu bé lại tới rồi chợt ngập ngừng nói: “Bác ơi, mẹ cháu phải nhập viện rồi ạ…”.

Tôi vẫn chưa hiểu chuyện gì, ngạc nhiên nhìn cậu bé.

Cậu nói tiếp: “Bệnh của mẹ cháu lại phát tác, hôm nay mẹ cháu phải vào viện để mổ. Hôm qua, cháu đã mua cá chim mà mẹ cháu thích ăn nhất, chắc từ giờ mẹ cháu sẽ không còn cơ hội để ăn nữa rồi…”.

Vừa nói, cậu bé vừa chảy nước mắt. Cậu bé lau nước mắt và nói tiếp:

“Thế nhưng, sau khi ăn cá chim xong, mẹ lại nói với cháu một câu: Chỉ vì tham lam một chút lợi nhỏ mà vứt bỏ nhân cách của mình thì không đáng đâu con ạ!”.

Nói xong, cậu bé liền đút tay vào túi và lấy ra một tờ tiền 100 nghìn mới tinh rồi hai ta đưa cho tôi và cúi mặt nói: “Bác ơi, cháu xin lỗi bác! Hôm qua cháu đã dùng tờ tiền 100 giả để trả bác, đây mới là tiền thật ạ!”.

Nghe xong tôi thật sự choáng váng vì hôm qua lúc cậu bé đưa tờ tiền 100nghìn, tôi không hề xem kỹ mà chỉ cầm lấy rồi cho vào ngăn kéo thôi.

Cậu bé vẫn với vẻ mặt xấu hổ nói tiếp: “Cháu cảm ơn bác ạ! Tờ tiền giả 100 nghìn hôm qua là mẹ cháu bán hàng thu được. Mẹ cháu đã cất nó vào trong ngăn kéo. Nhưng vì muốn tiết kiệm 100 nghìn cho mẹ cháu nên cháu đã lấy trộm nó đi mua cá. Cháu cảm ơn vì bác đã không trách mắng cháu ạ!”.

Nghe cậu bé nói xong, tôi lặng người. Một lúc sau, tôi mở ngăn kéo tìm được tờ tiền đó và trả lại cho cậu bé, Sau khi nhận tờ tiền xong, cậu bé cúi người xuống nhận và lặng lẽ rời đi.

Tôi thẫn thờ nhìn theo bóng cậu bé. Tôi liền vội vã nhân lúc mọi người không để ý mà đem toàn bộ số cá biển mà tôi đã ngâm hóa chất hơn một tuần đem đổ vào thùng rác.

Về sau, nghe tin mẹ cậu bé đã mất vì căn bệnh quá nặng, cậu bé cũng quay về quê. Từ đó trở đi, tôi không gặp lại cậu bé nữa, thế nhưng mỗi lần nhớ đến hình ảnh và câu nói của cậu bé, trong lòng tôi cảm thấy vô cùng hổ thẹn.

Trí tuệ tuyệt vời của người mẹ không chỉ giúp điều chỉnh cậu con trai trở về đúng quy phạm đạo đức, giáo dục cậu bé trở thành người công dân tốt mà còn có thể cảm hóa được một ông chủ bán cá. Đó thực sự là một người mẹ vĩ đại!

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.