Tỉnh thành ven biển khẩn trương chuẩn bị ứng phó với bão Ma-on

GD&TĐ - Áp thấp nhiệt đới đang hoạt động ở phía đông đảo Lu-dông (Phi-líp-pin) đã mạnh lên thành bão, có tên quốc tế là Ma-on. Cơn bão này được dự báo sẽ tiếp tục mạnh lên và di chuyển vào biển Đông nước ta.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết, vào hồi 1h ngày 23/8, vị trí tâm bão Ma-on ở khoảng 16,3 độ Vĩ Bắc; 123,0 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-88km/giờ), giật cấp 11.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km. Đến 1h ngày 24/8, vị trí tâm bão ở khoảng 19,1 độ Vĩ Bắc; 120,2 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Tây Bắc đảo Lu-dông (Phi-líp-pin). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-88km/giờ), giật cấp 12.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi khoảng 20km, đi vào Biển Đông và tiếp tục mạnh thêm. Đến 1h ngày 25/8, vị trí tâm bão ở khoảng 21,3 độ Vĩ Bắc; 116,1 độ Kinh Đông, cách Hồng Kông (Trung Quốc) khoảng 240km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (89-102km/giờ), giật cấp 13.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 1h ngày 26/8, vị trí tâm bão ở khoảng 23,0 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông, trên đất liền tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/giờ), giật cấp 10.

Do ảnh hưởng của bão, từ chiều 23/8, ở vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão cấp 9, giật cấp 12; sóng biển cao từ 4,0-6,0m; biển động rất mạnh. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển đông: cấp 3.

Trong 72 đến 96 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km và suy yếu dần thành một vùng áp thấp.

Để chủ động ứng phó với diễn biến của bão Ma-on, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai, Văn phòng Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đã có Công điện số 25/CĐ-QG gửi ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi; ban chỉ huy PCTT&TKCN các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phòng, Giao thông vận tải... đề nghị ban chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố, các bộ, ngành theo dõi chặt chẽ, thông báo cho chủ phương tiện và thuyền trưởng tàu, thuyền biết diễn biến của bão để chủ động các biện pháp phòng tránh bảo đảm an toàn về người và phương tiện; duy trì thông tin liên lạc để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.

Thông tin, hướng dẫn các chủ cơ sở sản xuất để điều chỉnh kế hoạch sản xuất trên biển, ven biển phù hợp với diễn biến của bão. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

PGS.TS Đỗ Duy Cường thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi. Ảnh: BVCC

Gia tăng bệnh sởi ở người lớn

GD&TĐ - Gần đây, số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt ở những nơi đông dân cư.