Tính mở của hệ thống đại học

GD&TĐ - Trong hội thảo về vai trò của trường ĐH với việc học tập suốt đời (HTSĐ) cho người lớn được Hội Khuyến học Việt Nam tổ chức mới đây, GS.TS Phạm Tất Dong – Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam đặt vấn đề: Cần nhận thức rõ rằng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, lực lượng lao động hàng chục triệu người của đất nước với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ hiện có đang chới với trong nắm bắt nhiều thành quả của khoa học và công nghệ mới. Nguy cơ tụt hậu ngày càng tăng.

Cần nhận thức rõ yêu cầu cơ cấu và đào tạo lại nguồn nhân lực trong CMCN4.0
Cần nhận thức rõ yêu cầu cơ cấu và đào tạo lại nguồn nhân lực trong CMCN4.0

Cơ hội học tập cho người lớn ở đâu

Giải pháp duy nhất để thoát ra khỏi sự bế tắc này là tất cả mọi người đều phải học tập, HTSĐ để khỏi bị đứng ngoài dòng chảy của thời đại. Nhưng cơ hội học tập cho người lớn ở đâu? Theo GS.TS Phạm Tất Dong, chính là nhờ vào tính mở của hệ thống ĐH. Đã đến lúc trường ĐH cần quan tâm đến việc định hướng nội dung học tập của người lớn là gì; Tính mở ở đây là các vấn đề như: Chia sẻ tri thức mới cho người lao động đang tham gia các hình thức học tập gắn với cộng đồng dân cư; Liên kết với các doanh nghiệp tổ chức tốt việc học tập tại nơi làm việc vì công việc. Gắn kết với doanh nghiệp, liên kết giảng dạy với nghiên cứu khoa học và sản xuất như là phương thức đào tạo lao động có hiệu quả; Mở rộng đối tượng đào tạo…

Đặc biệt là trường ĐH phải tiếp tục hoàn thiện các sản phẩm đã qua đào tạo. Những sinh viên tốt nghiệp các trường ĐH cũng như những học viên cao học, những nghiên cứu sinh do trường đào tạo thường trở thành cán bộ, công chức, viên chức... ở các cơ quan hành chính – sự nghiệp, các doanh nghiệp, các trường học, các học viện, các bệnh viện...

Dù ở trình độ nào, sau khi ra trường, họ đều là đối tượng của việc HTSĐ. Phần lớn họ không có cơ hội trở lại học tại trường dưới hình thức GD chính quy, nhưng nhà trường vẫn phải có trách nhiệm tiếp tục tạo điều kiện học tập thường xuyên để họ hoàn thành nghĩa vụ của mình.

Trên giảng đường. Ảnh minh hoạ/ Internet
 Trên giảng đường.        Ảnh minh hoạ/ Internet

Những giải pháp cho việc HTSĐ của người lớn

Theo GS.TS Phạm Tất Dong: Với những vấn đề cấp thiết trên đây, việc tổ chức HTSĐ cho người lớn cần được suy xét và tính toán tới các yếu tố: HTSĐ không dừng lại ở việc đạt trình độ học vấn phổ thông, mà là trình độ học vấn ĐH, cho nên, trường ĐH có sứ mạng đem lại học vấn cao cho những ai có nhu cầu.

Đại chúng hóa GD ĐH là xu thế tất yếu mà trường ĐH phải định hướng; Những ai đã qua giai đoạn GD ban đầu đều có thể là đối tượng phục vụ của trường ĐH. Hệ thống ĐH cũng là hệ thống GD tiếp tục dành cho người lớn; Trường ĐH mới là nơi phát huy được tối đa những năng lực trong mỗi con người. Hệ thống GD ban đầu không thể và không bao giờ làm được việc này.

GS.TS Phạm Tất Dong cho rằng: Chính vì những lý do trên, phải chú ý đến xu thế phát triển của nền GD hiện đại trên thế giới để xác định những giải pháp xây dựng hệ thống ĐH trong sự gắn kết với việc HTSĐ của người lớn. Ở tầm vĩ mô, đã hé mở những ý tưởng về các giải pháp cho việc HTSĐ của người lớn.

Đó là: Các trường ĐH cần phát triển theo hướng tăng tính mở của mình, nhất là mở về đối tượng phục vụ, mở về các hình thức học tập, các phương thức học tập, các công nghệ học tập, các ý tưởng học tập; Xây dựng một số trường hoặc viện ĐH mở, tạo điều kiện để đông đảo người lớn trở thành những học viên.

Việc đào tạo phải theo một cơ chế mềm dẻo, không hạn chế đầu vào, không định hướng văn bằng, hướng việc học vào yêu cầu đáp ứng chất lượng công việc, không tạo ra những rào cản trước việc học hành của người lớn. Nâng cao tính tự chủ của trường ĐH, trong đó đề cao sự tự chủ trong chiến lược xây dựng xã hội học tập với tư cách là một mô hình GD mở với đúng nghĩa là mô hình bảo đảm cho người dân nào cũng được HTSĐ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.