Tin vắn

 Mặc dù, có khoản lợi nhuận khá lớn lên tới 53.158 tỷ đồng, tăng 17% so với năm trước, nhưng do chi phí tài chính tăng mạnh lên tới 29.054 tỷ đồng (tăng gần 23,4%) và chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng đều tăng, nên lợi nhuận trước thuế của EVN đạt 9.076 tỷ đồng. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

EVN lãi hơn 6.800 tỷ đồng trong năm 2018

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2018 với khoản lãi sau thuế đạt hơn 6.800 tỷ đồng. Đây là khoản lợi nhuận tương đương lợi nhuận định mức 3% được phép cho EVN trong giá bán điện. Kết thúc năm tài chính 2018, EVN đạt doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là 338.500 tỷ đồng, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù, có khoản lợi nhuận khá lớn lên tới 53.158 tỷ đồng, tăng 17% so với năm trước, nhưng do chi phí tài chính tăng mạnh lên tới 29.054 tỷ đồng (tăng gần 23,4%) và chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng đều tăng, nên lợi nhuận trước thuế của EVN đạt 9.076 tỷ đồng. Như vậy, sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, lợi nhuận sau thuế của EVN còn lại 6.817 tỷ đồng, tăng vỏn vẹn 3,2% so với năm 2017. Điều đáng chú ý là khoản lợi nhuận này của Tập đoàn Điện lực bằng với con số lợi nhuận định mức mà EVN được phép hưởng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tước danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao với Asanzo

Ngày 21/6, Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC) cho biết đã tước ngay quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao đối với doanh nghiệp ASANZO. “Thay mặt Ban chấp hành, tôi nhận lỗi với người tiêu dùng và các doanh nghiệp làm ăn chân chính về sai sót này”, bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp HVNCLC, cho biết trong thông cáo phát ra chiều 21/6. Theo bà Hạnh, hành vi nhập hàng Trung Quốc ghi xuất xứ Việt Nam đã gây tổn thương nghiêm trọng đến niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam vào hàng Việt, và ảnh hưởng xấu tới uy tín chương trình HVNCLC. Trước đó, báo chí đã phản ánh về các sản phẩm hàng điện tử của Asanzo là hàng Trung Quốc “đội lốt” hàng Việt. Dù đang trong lúc chờ cơ quan điều tra kết luận nhưng hội vẫn quyết định tước quyền sử dụng nhãn hiệu HVNCLC với Asanzo, nhằm bảo vệ người tiêu dùng và các doanh nghiệp làm ăn tử tế.

Cấm quán karaoke hoạt động từ 0 - 8 giờ sáng

Đó là điều kiện kinh doanh karaoke, vũ trường mà tất cả các hộ cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này phải đáp ứng theo quy định tại Nghị định về kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường vừa được Chính phủ ban hành, sẽ có hiệu lực từ ngày 1/9 tới. Theo đó, doanh nghiệp, hộ kinh doanh karaoke, vũ trường phải bảo đảm các điều kiện về phòng, chống cháy nổ và an ninh, trật tự theo quy định của Chính phủ đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Cụ thể, quán karaoke không được hoạt động từ 0 - 8 giờ sáng, vũ trường không được hoạt động từ 2 – 8 giờ sáng. Phòng hát karaoke phải có diện tích sử dụng từ 20m2, phòng vũ trường phải có diện tích sử dụng từ 80m2 trở lên, không kể công trình phụ. Trong khi kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, hộ kinh doanh và doanh nghiệp không được đặt chốt cửa bên trong phòng hoặc đặt các thiết bị báo động, trừ các thiết bị báo cháy nổ. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.