Tìm ra phương pháp mới điều trị tiểu đường loại I

Các nhà khoa học từ Đại học Washington và Đại học Harvard đã nghiên cứu ra phương pháp chữa trị tiểu đường loại I.

Tế bào Beta có nguồn gốc từ tế bào gốc, mang khả năng sản sinh ra insulin. Ảnh: Medicaldaily
Tế bào Beta có nguồn gốc từ tế bào gốc, mang khả năng sản sinh ra insulin. Ảnh: Medicaldaily

Đối với những người sống chung với bệnh tiểu đường loại I, việc tiêm Insulin, theo dõi lượng đường trong máu, tính lượng carb trong các bữa ăn đã trở thành thói quen trong cuộc sống hàng ngày. Dạng tiểu đường loại I hiện vẫn chưa có thuốc chữa, và các nhà nghiên cứu vẫn đang nỗ lực để khắc phục tình trạng này.

Một trong các nghiên cứu gần đây nhất được thực hiện bởi các nhà khoa học tại Đại học Y Washington ở St Louis (Mỹ) và Đại học Harvard, thông qua việc thay các tế bào gốc có nguồn gốc từ bệnh nhân tiểu đường bằng các tế bào do insulin tiết ra.

Bệnh nhân tiểu đường loại I là những người không có khả năng tự tạo ra insulin. Những người này phải sống dựa vào việc thường xuyên tiêm hormon có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu. Nghiên cứu này đã mở ra liệu pháp mới cho bệnh nhân tiểu đường loại I: sử dụng tế bào của người bệnh để sản sinh ra các tế bào mới có khả năng tự tạo insulin. Nghiên cứu này đã được công bố trên chuyên san Nature Communications, đưa ra chi tiết các tế bào mới sinh ra từ insuline khi thử nghiệm trên chuột.

Tiến sĩ Jeffery R. Millman, trợ lý giáo sư Y học và kỹ thuật y sinh tại Đại học Washington và cũng là tác giả của nghiên cứu này cho biết: “Về lý thuyết, nếu chúng ta thay thế các tế bào “hỏng” bằng các tế bào beta tuyến tụy mới có chức năng lưu giữ và giải phóng insulin nhằm kiểm soát lượng đường trong máu, thì các bệnh nhân tiểu đường loại I sẽ không cần phải tiêm insulin thường xuyên nữa”.

Trước đây, Tiến sĩ Millman đã từng nghiên cứu liên quan đến việc tạo ra các tế bào beta có nguồn gốc từ những người không bị tiểu đường. Tuy nhiên, trong thí nghiệm mới này, các tế bào gốc được sử dụng từ da của những bệnh nhân tiểu đường loại I.

Ý tưởng về việc thay thế tế bào beta đã có từ cách đây 20 năm, từng được nghiên cứu bởi Tiến sĩ Paul E. Lacy và David W. Sharp của Đại học Washington. Hiện nay, đã có một số thành công trong việc cấy ghép tế bào beta, tuy nhiên các tế bào này được lấy từ mô tụy của những người hiến nội tạng. Kỹ thuật mới có thể khắc phục những thiếu sót của nghiên cứu trước đây, song cần nghiên cứu thêm nữa để đảm bảo tế bào mới không có khả năng phát triển khối u. Đây là vấn đề nảy sinh trong nghiên cứu các tế bào gốc. Hiện chưa có bằng chứng của việc phát triển khối u trên chuột, thậm chí ngay cả sau 1 năm thí nghiệm.

Tiến sĩ Millman dự đoán, tế bào beta có nguồn gốc từ tế bào gốc có thể sẵn sàng để thử nghiệm trên con người trong khoảng 3 đến 5 năm nữa. Quá trình này bao gồm cả việc cấy ghép tế bào dưới da của bệnh nhân tiểu đường, một thủ tục bắt buộc để cho phép các tế bào tiếp cận với máu của bệnh nhân.

Theo ông, trong tương lai kĩ thuật này có thể giúp những người bị tiểu đường loại 2, bệnh tiểu đường ở trẻ sơ sinh và hội chứng Wolfram (đái tháo nhạt).


Theo baogiaothong.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tỷ lệ sinh tại Nam Á bắt đầu giảm.

Phụ nữ Nam Á ngại… sinh con

GD&TĐ - Ngày càng nhiều phụ nữ tại Nam Á không muốn sinh con vì những lý do như tài chính, trách nhiệm gia đình, thậm chí là lo sợ về ngày 'tận thế'.