Tìm ra loại vắc xin mới có thể tạo kháng thể chống lại mầm bệnh HIV

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Các nhà nghiên cứu Mỹ cùng một số tổ chức khác ở Mỹ và Thụy Điển đã tìm ra loại vắc xin HIV có thể tạo ra các kháng thể trung hòa.

Tìm ra loại vắc xin mới có thể tạo kháng thể chống lại mầm bệnh HIV

Theo các nhà nghiên cứu từ Viện nghiên cứu Scripps Research, Trung tâm Fred Hutchinson về ung thư, Viện Y tế Quốc gia Mỹ và một số tổ chức khác ở Mỹ và Thụy Điển, vắc xin HIV có tên eOD-GT8 60mer có thể tạo ra các kháng thể trung hòa ở 97% tình nguyện viên.

William Schief, nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Scripps, đồng tác giả nghiên cứu cho biết: Mặc dù không có cách chữa khỏi HIV nhưng thuốc kháng vi-rút đã giúp những người nhiễm vi-rút kiểm soát bệnh và ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh.

Tuy nhiên, hơn một triệu ca nhiễm mới xảy ra trên toàn cầu mỗi năm, nhiều ca trong số đó xảy ra ở những khu vực thiếu nguồn lực y tế và chăm sóc sức khỏe quan trọng. Một loại vắc xin phòng ngừa HIV rất cần thiết để cuối cùng chấm dứt đại dịch HIV/AIDS toàn cầu. Nhưng vẫn cần phải thử nghiệm thêm để xác định xem các kháng thể do vắc xin tạo ra có thực sự ngăn ngừa nhiễm HIV hay không.

Các kết quả thử nghiệm lâm sàng, được công bố trên tạp chí Science, cho thấy hai liều vắc xin, được tiêm cách nhau 8 tuần, có thể tạo ra phản ứng miễn dịch giúp chống lại HIV - virus gây suy giảm miễn dịch ở người, có khả năng dẫn đến bệnh AIDS đến nay chưa có thuốc chữa.

Kháng thể là các protein do hệ thống miễn dịch tạo ra để giúp chống nhiễm trùng và các kháng thể trung hòa được biết là có thể vô hiệu hóa nhiều biến thể di truyền của HIV, tuy nhiên, chúng rất khó tạo ra bằng cách tiêm vắc xin.

Các nhà nghiên cứu nhận định việc "tìm hiểu cách tạo ra kháng thể trung hòa diện rộng chống lại mầm bệnh có tính đa dạng kháng nguyên cao như virus HIV, cúm, viêm gan C hoặc betacoronavirus, là một thách thức lớn đối với việc chế tạo vắc xin hiện nay".

eOD-GT8 60mer là vắc xin nhắm mục tiêu vào "dòng mầm", nghĩa là có thể kích thích sản xuất các kháng thể trung hòa trên diện rộng bằng cách nhắm mục tiêu và kích thích các tế bào sản xuất kháng thể phù hợp.

Sáng kiến vắc xin AIDS quốc tế này bắt đầu được thử nghiệm Giai đoạn 1 từ năm 2018, nhằm đánh giá tính an toàn của eOD-GT8 60mer cũng như phản ứng miễn dịch được tạo ra.

48 người trưởng thành khỏe mạnh, tuổi từ 18 đến 50, đã đăng ký tham gia thử nghiệm tại hai địa điểm: Đại học George Washington ở Washington và Trung tâm Ung thư Fred Hutchinson ở Seattle, Mỹ.

Những người tham gia được chia thành 3 nhóm, hai nhóm được tiêm hai mũi vắc xin với hai liều lượng khác nhau, mỗi mũi cách nhau 8 tuần, số còn lại được tiêm giả dược.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.
Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.
Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.