Thông tin trên được Đại học Tổng hợp Nghiên cứu Công nghệ Quốc gia MISIS (MISIS) cho biết.
Chất kết dính thạch cao được sử dụng rộng rãi trong xây dựng. Chúng có đặc trưng bởi độ nhẹ, độ dẫn nhiệt và âm thanh thấp, khả năng chống cháy và độ dẻo cao. Ngoài ra, chất kết dính làm từ thạch cao không gây dị ứng và không gây ra bui dẫn đến bệnh bụi phổi silic - một bệnh nghề nghiệp cho thợ xây dựng và thợ sửa chữa do hít phải bụi chứa silic. Đồng thời, giá thành của vật liệu thạch cao thấp, cũng như tiêu thụ năng lượng cho quá trình sản xuất của chúng.
Một nhóm các nhà khoa học từ NUST (Trung tâm Nghiên cứu vật liệu nano) MISIS, Đại học Công nghệ Nhà nước Belarus, Viện Hóa học Đại cương và Vô cơ thuộc Học viện Khoa học Quốc gia Belarus và Đại học Limerick ( Ireland) đã đề xuất một phương pháp sáng tạo cho sản xuất chất kết dính cường độ cao dựa trên thạch cao tổng hợp thu được từ chất thải công nghiệp.
Các nhà nghiên cứu đã pha loãng trước axit sulfuric với nước từ chất thải sản xuất sợi hóa học, sau đó trung hòa nó với chất thải đá vôi.
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng một trong những ưu điểm của loại hình sản xuất thạch cao này là nó không yêu cầu lượng điện đáng kể.
Valentin Romanovsky, một trong những tác giả của nghiên cứu của của NUST MISiS cho biết: “Phương pháp sản xuất chất kết dính dựa trên thạch cao tổng hợp của chúng tôi sẽ giảm đáng kể chi phí sản xuất bằng cách đơn giản hóa công nghệ sản xuất”.
Các thử nghiệm về vật liệu thu được cho thấy nó không chỉ đáp ứng tất cả các yêu cầu đối với vật liệu thuộc lớp này mà còn vượt qua các chất kết dính dựa trên thạch cao tự nhiên ở một số thông số. Kết quả của công trình đã được đăng trên tạp chí khoa học quốc tế Journal of Industrial and Engineering Chemistry.
Các tác giả của nghiên cứu cho rằng thạch cao tổng hợp, thu được từ axit sulfuric thải và đá vôi, có thể thay thế hoàn toàn thạch cao tự nhiên để sản xuất chất kết dính thạch cao ở các nước không có trữ lượng đá thạch cao.