Tìm ra cách hóa giải thiên thạch hủy diệt loài người

Việc phát hiện một loại lực kết dính mới giúp các nhà khoa học vạch ra chiến lược hóa giải thiên thạch 1950 DA có nguy cơ xóa sổ cả nhân loại.

Thiên thạch 1950 DA có thể xóa sổ toàn bộ nhân loại nếu đâm vào Trái đất
Thiên thạch 1950 DA có thể xóa sổ toàn bộ nhân loại nếu đâm vào Trái đất
Các nhà khoa học trên khắp thế giới đang tiến gần hơn tới một giải pháp hoàn thiện có thể ngăn chặn được một thiên thạch không lồ có nguy cơ lớn đâm vào Trái đất và xóa sổ toàn bộ nhân loại.

Thiên thạch mà họ đang nói đến chính là 1950 DA, thiên thạch có đường kích khoảng 1 km và đang lao đi với vận tốc 14,5 km/giây hướng thẳng về Trái đất và tiến tới mục tiêu vào ngày 16/3/2880. Theo tính toán của các nhà khoa học, nguy cơ thiên thạch này đâm vào Trái đất là 1/300, cao hơn rất nhiều so với nguy cơ người dân bị bắn chết ở nước Mỹ.

 - 1

Thiên thạch 1950 DA có thể xóa sổ toàn bộ nhân loại nếu đâm vào Trái đất

Khi đâm vào Trái đất với vận tốc 61.155 km/h, thiên thạch này sẽ tạo ra một vụ nổ tương đương với 44.800 triệu tấn thuốc nổ TNT, kéo theo đó là sóng thần và hiện tượng thay đổi khí hậu trên toàn cầu, xóa sổ toàn bộ nhân loại.

Trước đây các nhà khoa học đã đề xuất phương án sử dụng vũ khí hạt nhân để làm nổ tung thiên thạch này trước khi nó đâm vào Trái Đất. Nhưng các nhà nghiên cứu tại Đại học Tennessee, Mỹ đã phát hiện ra rằng biện pháp này có thể khiến thiên thạch vỡ làm nhiều mảnh, gây ra nhiều vụ nổ tồi tệ hơn trên Trái đất.

Thay vào đó, các nhà nghiên cứu cho rằng một vài thay đổi trên bề mặt thiên thạch có thể làm thay đổi kết cấu của nó và khiến nó tự vỡ tan thành các mảnh nhỏ ngay bên ngoài không gian.

Kể từ giờ đến năm 2880, chúng ta vẫn còn khoảng 35 thế hệ nữa, và các nhà khoa học tin rằng thảm họa này có thể tránh được trong tương lai.

Các nhà nghiên cứu Đại học Tennessee cho biết thiên thạch 1950 DA quay nhanh đến mức “chống lại trọng lực” và được gắn kết với nhau bằng một lực gọi là van der Waals vốn chưa từng được phát hiện trên các thiên thạch khác.

 - 2

Hình ảnh thiên thạch 1950 DA do các nhà khoa học chụp lại

Kết quả nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí khoa học Nature này có thể làm thay đổi chiến thuật bảo vệ Trái đất trước nguy cơ bị hủy diệt bởi thiên thạch.

Trước đây, các nhà khoa học tin rằng thiên thạch là một đống rác vũ trụ liên kết lỏng lẻo với nhau bằng trọng lực và lực ma sát. Tuy nhiên khi tính toán quán tính nhiệt và tỷ trọng khối của thiên thạch 1950 DA, các nhà nghiên cứu của Đại học Tennessee nhận thấy chính lực kết dính mới là thứ ngăn không cho thiên thạch này vỡ tan.

Nghiên cứu viên Ben Rozitis cho rằng nếu trọng lực là thứ duy nhất kết dính thiên thạch này thì lực quay đã khiến nó bay ra xa khỏi Trái đất. Thiên thạch này quay nhanh đến mức ở đường xích đạo của nó gần như không có trọng lực, và nếu có phi hành gia nào đặt chân được lên thiên thạch này, anh ta sẽ bị bắn tung vào vũ trụ ngay lập tức.

Sự hiện diện của lực kết dính đã được các nhà khoa học dự đoán ở một vài thiên thạch nhỏ trước đây, song họ vẫn chưa tìm ra bằng chứng thuyết phục về loại lực đó.

Tiến sĩ Rozitis nói: “Vụ thiên thạch đâm xuống Chelyabinsk, Nga năm 2013 đã khơi dậy sự quan tâm của các nhà khoa học về chiến thuật đối phó với nguy cơ của thiên thạch trong tương lai. Việc nắm được lực gì đang kết dính các thiên thạch này có thể giúp hình thành những chiến lược hiệu quả bảo vệ Trái đất trong tương lai”.

 - 3

1950 DA có thể bị vỡ tan trong vũ trụ với một vài tác động nhỏ lên bề mặt

Trong vụ thiên thạch lao xuống với vận tốc 19 km/giây phát nổ trên bầu trời thành phố Chelyabinsk, khoảng 1.500 người đã bị thương vì sóng xung kích của vụ nổ mạnh gấp 30 lần vụ nổ bom nguyên tử ở Hiroshima.

Những người ở dưới đường đi của thiên thạch này đã bị sức ép của vụ nổ ép chặt xuống đất, còn một số người bị sạm da hoặc ảnh hưởng mắt khi nhìn vào quả cầu lửa khổng lồ do thiên thạch tạo ra. Sóng xung kích từ vụ nổ đã phá tan hàng ngàn cửa sổ và hủy hoại nhiều tòa nhà, khiến các mảnh vỡ văng tung tóe và làm người dân xung quanh bị thương.

Theo Khampha

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ