Tìm người ngoài hành tinh bằng tia hồng ngoại

GD&TĐ - Hai nhà khoa học James Clark và Kerri Cahoy ở Viện Công nghệ Massachusetts MIT (Mỹ) đề xuất phát ánh sáng khả kiến liên tục vào vũ trụ với vai trò là tín hiệu dành cho các nền văn minh ngoài Trái đất.  

Tìm người ngoài hành tinh bằng tia hồng ngoại

Cho đến nay, các nhà thiên văn học vẫn tập trung vào việc gửi các tín hiệu điện từ vào vũ trụ và tìm kiếm những tín hiệu đến Trái đất từ vũ trụ. Các tín hiệu này có thể do một nền văn minh nào đó gửi đến.

Vào những năm 90, các nhà khoa học tham gia tìm kiếm các nền văn minh ngoài Trái đất trong khuôn khổ Chương trình SETI đề xuất bắt đầu phát các tín hiệu ánh sáng bằng laser vào vũ trụ. Ánh sáng được khuếch đại bởi thấu kính của kính viễn vọng.

Những tín hiệu ánh sáng như vậy sẽ sáng hơn ánh sáng Mặt trời và có thể được quan sát thấy tại những khu vực vũ trụ cách xa Trái đất hàng triệu năm ánh sáng.

Các nhà thiên văn học cũng cho rằng, người ngoài hành tinh (nếu có) cũng có thể tìm cách tiếp xúc với chúng ta bằng cách này. Chính vì vậy, trong khuôn khổ chương trình SETI, các nhà khoa học bắt đầu tìm kiếm các tín hiệu ngắn trên bầu trời.

Tuy nhiên, hiện giờ hai nhà khoa học Clark và Cahoy ở MIT cho rằng có thể cần phải bắt đầu phát tín hiệu ánh sáng liên tục.

Để thực hiện mục tiêu này, cần có laser mạnh – với công suất vài triệu watt, phát ra ánh sáng khả kiến trong dải đỏ. Các nhà khoa học sẽ sử dụng kính viễn vọng khổng lồ để tăng cường hoạt động của laser. Tín hiệu như vậy thậm chí có thể được nhìn thấy tại những vị trí cách xa Trái đất 20.000 năm ánh sáng. Ở khoảng cách như vậy có khoảng 10 tỷ hệ hành tinh!

Tại sao các nhà khoa học đề xuất phát bức xạ hồng ngoại mà không phải là ánh sáng bình thường? Bức xạ hồng ngoại dễ dàng xuyên qua bụi và khí trong không gian liên sao. Ngoài ra, Mặt trời bình thường không phát ra quá nhiều bức xạ hồng ngoại, do vậy tia hồng ngoại phát đi từ Trái đất trở nên dễ dàng quan sát và gây chú ý đối với người ngoài hành tinh có cùng mức kiến thức về vũ trụ như chúng ta.

Chỉ có điều, laser phát ra tia hồng ngoại chỉ theo một hướng, vì vậy các nhà khoa học thỉnh thoảng lại phải thay đổi hướng phát laser, hướng tia hồng ngoại đến phần khác của vũ trụ.

Hiện tại, các nhà khoa học ở MIT mới chỉ thực hiện thí nghiệm “trong ý nghĩ” mà không có kế hoạch chế tạo laser phát tia hồng ngoại; đồng thời họ cũng cho rằng, các nhà thiên văn học trên thế giới cũng cần bắt đầu tìm kiếm các tín hiệu hồng ngoại như vậy, bởi có thể các tín hiệu đó đến từ một nền văn minh vũ trụ tiên tiến nào đó.

Theo Nauka

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Truyền thông Singapore e ngại Xuân Son

Truyền thông Singapore e ngại Xuân Son

GD&TĐ - Truyền thông Singapore nhận định tiền đạo nhập tịch Việt Nam Nguyễn Xuân Son là ‘hiểm hoạ’ đối với ‘Bầy sư tử’ tại bán kết ASEAN Cup 2024.