Tìm kiếm giải pháp thúc đẩy phát triển kỹ thuật y sinh ở Việt Nam

GD&TĐ - Ngày 27/12, Trường Đại học Quốc tế (ĐHQG TPHCM) đã khai mạc hội thảo quốc tế về phát triển kỹ thuật y sinh ở Việt Nam lần thứ 9. 

PGS.TS Trần Tiến Khoa, Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế, ĐHQG TPHCM phát biểu tại hội thảo.
PGS.TS Trần Tiến Khoa, Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế, ĐHQG TPHCM phát biểu tại hội thảo.

Với chủ đề chuyển giao công nghệ chăm sóc sức khoẻ từ các nước tiên tiến cho các nước đang phát triển trong bối cảnh đại dịch Covid và chuyển đổi số, hội thảo quốc tế về phát triển kỹ thuật y sinh ở Việt Nam đã thu hút sự quan tâm và tham dự của nhiều nhà khoa học trên thế giới và trong nước.

Tại hội thảo các chuyên gia, nhà khoa học đã cùng nhau tập trung thảo luận trong 10 phiên với các chủ đề đa dạng và phong phú như thiết bị Y tế (Medical Instrumentations), Quang tử Y tế (Biophotonics), Kỹ thuật Dược (Pharmaceutical Engineering), Kỹ thuật Mô và Y học tái tạo (Tissue Engineering and Regenerative Medicine), Trí tuệ nhân tạo và Khoa học dữ liệu cho Sức khoẻ (AI and Data Science for Health), Lab-on-a-chip và vi lưu chất (Lab-on-a-chip and Microfluidics), Kỹ thuật thần kinh (Neuroengineering), Kỹ thuật y sinh (Entrepreneurship), Y học phân tử (Molecular Medicine) và các lĩnh vực khác ứng dụng trong Chăm sóc sức khoẻ (Others applied in HEALTHCARE).

Kỹ thuật y sinh (KTYS) hiện đang là một lĩnh vực nổi bật thu hút sự quan tâm trên thế giới, là một lĩnh vực đa ngành ứng dụng công nghệ tiên tiến (nano, tế bào gốc, mạng kết nối vạn vật, điện toán đám mây) vào việc tạo ra các thiết bị phục vụ chẩn đoán, điều trị và chăm sóc sức khỏe, cũng như các phương pháp nghiên cứu mới giúp hiểu biết sâu hơn về tiến trình sinh học con người.

KTYS không chỉ là sự kết hợp hài hòa giữa các kỹ thuật (cơ khí, điện, điện tử, viễn thông, quang học, tin học) với các ngành khoa học sự sống (sinh học, y, dược, nha) mà còn thể hiện được sự hữu hiệu trong việc phát triển không những về khoa học, kỹ thuật và y học, mà còn về nền kinh tế của một quốc gia.

Để tạo cơ hội phát triển và giới thiệu ngành KTYS Việt Nam với thế giới, Trường ĐH Quốc tế tổ chức định kỳ mỗi 2 năm hội thảo quốc tế về phát triển KTYS tại Việt Nam. Hội thảo đã được Liên đoàn Kỹ thuật Y học và Sinh học Quốc tế (IFMBE) cũng như nhiều hội đoàn, đại học trên thế giới hỗ trợ và cộng tác.

Đông đảo các đại biểu tham gia hội thảo

Đông đảo các đại biểu tham gia hội thảo

Theo Ban tổ chức, Hội thảo Phát triển KTYS lần thứ 9 ở Việt Nam (BME9) được tổ chức với mong muốn tiếp tục thúc đẩy sự phát triển KTYS, thảo luận trao đổi các nghiên cứu khoa học giữa các nhà nghiên cứu trong nước và chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực KTYS.

Bên cạnh đó, hội thảo cũng sẽ công bố các kết quả nghiên cứu mới nhất và tạo ra sự kết nối hợp tác quốc tế cho các nhóm nghiên cứu tiềm năng về KTYS ở Việt Nam cũng như tạo cơ hội hợp tác trong nghiên cứu và đào tạo sinh viên giữa Trường đại học Quốc tế với các trường đại học khác, đồng thời cùng tham gia phối hợp tổ chức hội thảo.

Hội thảo Phát triển KTYS ở Việt Nam lần 9 sẽ diễn ra từ 27/12 đến 29/12/2022.

Ngành KTYS đã được ĐHQG-HCM đưa vào hệ thống giáo dục của mình vào năm 2009, bằng việc thiết lập Bộ môn và chương trình giáo dục đào tạo KTYS tại trường Đại học Quốc tế (ĐHQT). Từ đó đến nay, Bộ môn đã lớn mạnh để trở thành Khoa, đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục AUN-QA của các nước ASEAN và ABET của Hoa Kỳ. Khoa KTYS cũng được phép đào tạo từ bậc Kỹ sư, Thạc sĩ đến bậc Tiến sĩ ngành KTYS.

Trường ĐHQT đã đào tạo ra rất nhiều kỹ sư làm việc cho các tập đoàn quốc tế lớn có trụ sở tại Việt Nam như Medtronic, GE, Phillip, Siemens, Dräger, Bệnh viện Pháp Việt; cũng như làm việc trong các công ty tại khu Công Nghệ Cao TPHCM như United Healthcare, Sanofi.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bom lượn FAB-3000 của Nga.

Chật vật đối phó bom lượn

GD&TĐ - Bom lượn Nga đang là ám ảnh với hệ thống phòng thủ Ukraine dù lực lượng này đang được trang bị những vũ khí đánh chặn tối tân của phương Tây.