Tìm kiếm các giải pháp, cơ hội phát triển chuyên môn cho các giáo viên, giảng viên dạy ngoại ngữ

GD&TĐ -Ngày 25/5, tại TPHCM Trường ĐH Mở TPHCM đã khai mạc Hội thảo quốc tế OpenTESOL lần thứ 7.

PGS.TS Nguyễn Minh Hà- Phó hiệu trưởng Trường ĐH Mở TPHCM phát biểu tại Hội thảo quốc tế OpenTESOL lần thứ 7
PGS.TS Nguyễn Minh Hà- Phó hiệu trưởng Trường ĐH Mở TPHCM phát biểu tại Hội thảo quốc tế OpenTESOL lần thứ 7

Tham dự Hội thảo có gần 200 đại biểu trong và ngoài nước là các chuyên gia thuộc lĩnh vực giảng dạy ngoại ngữ, chuyên ngành TESOL và Ngôn ngữ học ứng dụng cùng tham dự.

Hội thảo Quốc tế OpenTESOL được Khoa Ngoại ngữ và Khoa đào tạo sau đại học Trường ĐH Mở TPHCM tổ chức từ năm 2012 đến nay.

OpenTESOL hướng đến việc tìm kiếm các giải pháp mới, cơ hội phát triển chuyên môn cho các giáo viên, giảng viên, chuyên gia và nhà nghiên cứu lĩnh vực giảng dạy ngoại ngữ tại Việt Nam. Đặc biệt, kể từ năm 2016, OpenTESOL đã bắt đầu xuất bản kỷ yếu hội thảo.

Các đại biểu tham dự Hội thảo Quốc tế OpenTESOL lần thứ 7 chụp hình kỉ niệm
 Các đại biểu tham dự Hội thảo Quốc tế OpenTESOL lần thứ 7 chụp hình kỉ niệm 

Với chủ đề “Innovation and Inspiration - Building the Future of Language Education”, OpenTESOL 2019 đã thu hút 60 bài báo cáo từ các nhà nghiên cứu, giảng viên quốc tế đến từ các nước: Thụy Điển, Singapore, Indonesia, Philippines, Malaysia, Nhật Bản, Anh… cùng nhiều giảng viên, nhà nghiên cứu trên khắp cả nước.

Đặc biệt, Hội thảo chào đón những diễn giả chính là các học giả uy tín trong ngành Phương pháp lý luận và Giảng dạy tiếng Anh (TESOL) như: Giáo sư Richmond Stroupe- Chủ tịch Hiệp hội Giảng dạy Tiếng Anh Nhật Bản (JALT) - Giám đốc chương trình Thạc sĩ Giáo dục Ngôn ngữ Quốc Tế: TESOL - Giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ Thế giới, Đại học SOKA, Nhật Bản. Giáo sư John Macalister- Trưởng Khoa Ngôn Ngữ và Ngôn Ngữ học ứng dụng, Đại học Victoria University of Wellington, New Zealand. Tiến sĩ Renandya Willy Ardian- Admin Cộng Đồng Phát Triển Nghề Nghiệp Giáo Viên (Teacher Voices: Professional Development) - Giảng viên chính Đại học Kỹ thuật Nangyang, Singapore…

Được biết, nội dung mà các đại biểu trao đổi với nhau tại OpenTESOL 2019, chủ yếu tập trung vào các đường hướng để giáo viên có thể tự phát triển năng lực giảng dạy sáng tạo trong thời đại quốc tế hóa và công nghệ số như:  Sử dụng công nghệ thực tế ảo để phát triển ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ. Sử dụng mạng xã hội Facebook, truyền hình trực tuyến Skype để phát triển năng lực giao tiếp của sinh viên giao lưu văn hóa trong cộng đồng ASEAN, phát triển kỹ năng biên-phiên dịch.

Tại Hội thảo, các đại biểu cũng cùng nhau chia sẻ các kỹ năng sáng tạo để giảng dạy Tiếng Anh tại các vùng có điều kiện khó khăn. Phân tích thái độ của học sinh về quan niệm bình đẳng giới.

Đặc biệt là mổ xẻ các phương pháp tích hợp và giảng dạy qua dự án trong trường phổ thông hiện nay, cũng như kỹ năng viết xuất bản theo chuẩn quốc tế và các mô hình giảng dạy Tiếng Anh cho các khối ngành kỹ thuật, thương mại.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.