Trong khi con người được sinh ra với một khả năng tự nhiên là ngôn ngữ, và đọc cũng không khác nhiều so với nói. Trên thực tế, Tiến sĩ Vera Blau-McCandliss, Phó Chủ tịch giáo dục và nghiên cứu tại Square Panda, cho biết: “Đọc là một hiện tượng tương đối mới và không tự nhiên như chúng ta nghĩ”. Thông tin này được Vera đưa vào cuốn sách mang tên "Trí não và khả năng đọc”.
Kỹ năng đọc đòi hỏi sự kết nối của 2 hệ thống trong bộ não. Đầu tiên, bộ não phải học ý nghĩa của đoạn viết và sau đó nó phải kết hợp với ngôn ngữ nói. Kết hợp hai hệ thống này lại với nhau chính là chìa khóa để trở thành một người có kỹ năng đọc tốt. Ngoài ra, não phải học cách hiểu ý nghĩa của văn bản viết và phát triển các kỹ năng cần thiết như nhận thức ngữ âm, trí nhớ, điều hành, và nhiều hơn nữa. Hầu hết, những kỹ năng này đòi hỏi sự thay đổi cơ bản trong tổ chức não bộ với 4 quy trình như đã đề cập ở trên.
Vùng hình ảnh trong não tác động lên khả năng đọc
Bộ não của chúng ta có nhiệm vụ nhận biết đối tượng bên phải là cùng một đối tượng nếu nó bị đảo ngược. Vì vậy, nó cần phải học cách nhận ra rằng chữ thường “p” hoàn toàn khác với chữ thường “b”. Một vùng hình ảnh (VWFA) trong não được phát triển nhờ nguyên tắc này, nghiên cứu đã chỉ ra, những người mắc chứng khó đọc thường có hiện tượng giảm sự kích hoạt VWFA.
Một khi bộ não hiểu được chữ cái, nó sẽ thúc đẩy một loại kỹ ăng khác trong lĩnh vực ngôn ngữ. Não bộ có thể hiểu ngôn ngữ không chỉ ở cấp độ của chính từ đó, mà còn ở mức độ tốt hơn nhiều của giọng người đọc. Chức năng này rất quan trọng để trẻ liên kết các chữ cái riêng lẻ với các âm thanh riêng lẻ tương ứng của chúng, trái với việc học ngôn ngữ nói với các khối từ lớn hơn.
Phát triển vùng não để tích hợp văn bản và ngôn ngữ nói
Tích hợp trong não bộ mang tên Multisensory kết hợp 2 hoặc nhiều giác quan để tạo thành một nhận thức thống nhất. Nguyên tắc này được sử dụng khi bộ não học cách tích hợp thông tin trực quan từ văn bản với thông tin thính giác từ ngôn ngữ. Không những trẻ em cần phải được dạy những âm thanh đi kèm với văn bản nào, thực hành cũng là nguyên tắc bắt buộc để tiếp cận kỹ năng đọc. Các nghiên cứu cho thấy nguyên nhân chính của việc đọc thất bại là do chức năng tích hợp rất quan trọng để trẻ thành thạo trong việc giải mã các từ, trong khi sự tích hợp các chữ cái và âm thanh bị giảm ở những người bị chứng khó đọc.
Khắc phục chứng khó đọc bằng phương pháp đa cảm
Một loạt các vùng não cần phải kết nối và làm việc cùng nhau để cho phép trẻ đọc trôi chảy. Nhìn vào tất cả những vùng não khác nhau này, các nhà nghiên cứu phát hiện nhiều nguyên nhân khiến các chức năng bị rối loạn. Điều đặc biệt quan trọng là trẻ cần được hướng dẫn đọc sớm, khi não được kích hoạt, sự kết nối giữa các vùng trong não diễn ra sớm và chính xác mới có thể hình thành kỹ năng đọc.
Một số trẻ gặp phải khó khăn khi nhận biết âm thanh, vì thế chúng càng khổ sở hơn khi đối mặt với kỹ năng đọc, đánh vần từng từ riêng lẻ. Trường hợp này có thể xử lý bằng việc khắc phục sự gián đoạn kết nối giữa các vùng trong não. Trong rất nhiều phương pháp cải thiện chứng khó đọc, nghiên cứu cho thấy phương pháp đa cảm (học sinh chạm vào các chữ cái trong khi nhìn và nghe chúng) có hiệu quả trong việc kết nối các chữ cái và âm thanh rõ ràng hơn.
Tiến sĩ Blau-McCandliss nói: “Đây thực sự là một quá trình tuyệt vời, chỉ trong vài năm giảng dạy chuyên sâu, về cơ bản chúng tôi có thể tổ chức lại bộ não của một đứa trẻ một cách tỉ mỉ và giúp chúng trở thành những người có khả năng đọc thành thạo”.