Tìm hiểu chứng "đố kỵ" ở trẻ

GD&TĐ - Còn gọi là “schadenfreude” (tiếng Đức) nói về cảm giác vui sướng khi thấy người khác gặp chuyện không may.

Tìm hiểu chứng "đố kỵ" ở trẻ

Trẻ bắt đầu có tính cách này từ khi hai tuổi, một nghiên cứu gần đây cho biết. Giống như người lớn, chúng biểu lộ hân hoan khi chứng kiến sự bất hạnh của trẻ khác.

Chúng ta thường đùa rằng, trẻ em là những con quái vật nhỏ, các nhà tâm lý học cho rằng, điều này không hẳn sai. Tuy nhiên, nếu không điều chỉnh, trẻ dưới 10 tuổi cứ duy trì tính cách này sẽ trở thành người nói dối, thao túng người khác khi trưởng thành.

Schadenfreude trong tiếng Đức có nghĩa là “bị hại” và “niềm vui” là điều mà tất cả chúng ta đều cảm thấy, dù không muốn thừa nhận điều đó.

Nhà tâm lý học xã hội Richard Smith, người đã viết một cuốn sách “The Joy of Pain” phân tích, có rất nhiều sự hân hoan, trong đó có quan sát sự sụp đổ của người khác, chẳng hạn từ khóa trên công cụ tìm kiếm “Merriam-Webster” tăng vọt khi Brazil mất World Cup. Các đối thủ của đội được cho là đã trải nghiệm sự tò mò khi xem trận thua nhục nhã của Brazil.

Vì vậy, điều đó có nghĩa là ngay cả trẻ nhỏ cũng sẽ cảm nhận được, lần đầu tiên trẻ cảm thấy ghen tị với một đứa trẻ khác khi không nhận được sự chú ý từ mẹ.

Ghen tị và đố kỵ là đặc điểm của “schadenfreude”. Nhóm nghiên cứu thử nghiệm với 35 bà mẹ, họ đọc sách trước mặt con mình nhưng lại đang ôm ấp bạn bè của con. Và khi tiến hành đổ nước vào cuốn sách và ngừng đọc, những đứa con của họ đã thể hiện sự hạnh phúc. Bé gái và bé trai đều như nhau. Tính cách này hình thành khi trẻ từ 12 tháng tuổi.

Theo lời ông Simone Shamay-Tsoory, nhà tâm lý học tại Đại học Haifa ở Israel, chủ trì cuộc nghiên cứu này đã nói về sự bất công của trẻ em với những cảm xúc bất công. Trẻ em thường bị ám ảnh bởi sự công bằng, hoặc ít nhất là với những gì không công bằng với chúng. Nếu bạn nghĩ trẻ em không biết hình học, hãy xem chúng chia một cái bánh cupcake với độ chính xác toán học sắc bén.

Trẻ em có lòng tự trọng thấp thường có xu hướng thể hiện tính cách này, Simone Shamay-Tsoory nói: "Nó đã được chứng minh rằng ghen tị, có liên quan đến schadenfreude, cảm giác tự ti. Những người có lòng tự trọng thấp cảm thấy ghen tị và có xu hướng quan tâm hơn đến sự so sánh xã hội."

Bản chất xã hội của chúng ta giải thích tại sao có chứng “schadenfreude”. Tiếng Do Thái có câu "không có niềm vui như niềm vui đố kỵ", ngôn ngữ Nhật Bản có câu “những bất hạnh của người khác có vị như mật ong”.

Theo Thegioitiepthi.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

 Nga có nhiều cách để trả đũa phương Tây nếu bị tịch thu tài sản.

Đòn đáp trả Mỹ tịch thu tài sản?

GD&TĐ - Biện pháp đáp trả của Nga có thể không so sánh bằng với việc tịch thu tài sản mà phương Tây áp đặt nhưng vẫn có thể gây ra nỗi đau.